LISTEN TO

Chính quyền Trump cắt ngân sách và dọa đánh thuế các trường đại học
SBS Vietnamese
14:31
Trong hai tháng qua, chính quyền của Donald Trump đã nhắm đến giáo dục và các tổ chức học thuật trên khắp nước Mỹ.
Từ việc giải thể Bộ Giáo dục đến cắt giảm các khoản tài trợ nghiên cứu của Liên bang, chính quyền thậm chí còn bắt giữ và đe dọa trục xuất một số sinh viên.
Tổng thống Hoa Kỳ nói ông đang nỗ lực giải quyết những gì mà nhiều trợ thủ của ông cho là một vấn đề ngày càng lớn trong giáo dục đại học Hoa Kỳ.
"Và chúng ta đang giữ lại 8 tỷ đô la từ Harvard. Chúng ta tin nổi không, rằng chúng ta cấp cho Harvard 8 tỷ đô la. Và chúng ta cũng đang giữ lại của Columbia, chúng ta đang giữ lại của rất nhiều trường học bởi vì tất cả bọn họ đều 'quá thức tỉnh'. Và họ đã làm tổn thương rất nhiều người."
Hiện giờ, chính quyền đang đe dọa các trường đại học bằng cách cắt giảm tài trợ nếu họ từ chối tuân thủ các yêu cầu của chính phủ.
Theo chính quyền Trump, nhiều trường đại học Hoa Kỳ đã trở thành những người ủng hộ chủ nghĩa bài Do Thái và sự nhồi sọ về ý thức hệ.
Với mục tiêu chủ yếu là các trường Ivy League ưu tú như Harvard, Yale và Columbia, nhiều học giả lo ngại rằng chính phủ đang phát động một cuộc tấn công toàn diện vào giáo dục đại học và quyền tự do học thuật.
Nhưng cuộc đàn áp giáo dục đại học của Donald Trump không phải là một chương trình nghị sự ẩn, Tổng thống Hoa Kỳ từ lâu đã chỉ trích cái mà ông gọi là "chương trình nghị sự thức tỉnh" "woke agenda" của các trường đại học hàng đầu tại Hoa Kỳ.
Tại một sự kiện biểu dương lực lượng vào năm 2022, Donald Trump cho biết việc đàn áp cái mà ông gọi là "chương trình nghị sự thức tỉnh" trong nền giáo dục Hoa Kỳ là ưu tiên chính.
"Đã đến lúc đập tan hoàn toàn và triệt để tổ chức giáo dục tham nhũng của cánh tả cấp tiến. Những gì đang diễn ra thật điên rồ. Con cái chúng ta đang bị giam cầm bởi những nhà giáo dục Marxist mất trí, họ đến từ đâu? Ai đang thúc đẩy các tài liệu tình dục, chủng tộc và chính trị không phù hợp với con cái chúng ta, ngay từ độ tuổi nhỏ nhất có thể. Hệ thống trường công đã trở thành một nhánh của cánh tả cấp tiến và chúng ta sẽ không để điều này xảy ra."
Đại học Columbia là trường đầu tiên nhận được thư từ chính quyền Trump vào ngày 13 tháng 3.
Trong thư có một danh sách các yêu cầu.
Một số biện pháp, như lệnh cấm đeo khẩu trang, thường được sinh viên biểu tình sử dụng trong các cuộc biểu tình, vốn không được coi là một vấn đề quá gây tranh cãi.
Những biện pháp khác, như việc định nghĩa lại chủ nghĩa bài Do Thái antisemitism bao gồm cả chủ nghĩa chống Do Thái antizionism, xem xét lại các quy trình tuyển dụng và lệnh đặt khoa nghiên cứu Trung Đông dưới sự quản lý học thuật trong năm năm, đã gây ra nhiều lo ngại hơn trong số các giảng viên và sinh viên.
Nếu Columbia không thực hiện theo các yêu cầu của chính quyền, Donald Trump đã đe dọa sẽ cắt giảm hàng triệu đô la tiền tài trợ của liên bang.
Columbia đã đồng ý với tất cả các điều kiện, nhưng nguồn tài trợ không được thực hiện như đã hứa.
Thay vào đó, chính phủ Hoa Kỳ hiện đang xem xét các biện pháp có thể tạo đà cho Tòa bạch Ốc can thiệp sâu vào các vấn đề của trường đại học trong nhiều năm tới.
Hiện tại, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của Hoa Kỳ, Harvard, đã phản đối.
Trong một tuyên bố công khai trên trang web của trường đại học, chủ tịch Harvard Alan Garber nói."Vào đêm muộn thứ sáu, chính quyền đã ban hành một danh sách các yêu cầu được cập nhật và mở rộng, cảnh báo rằng Harvard phải tuân thủ nếu chúng tôi có ý định "duy trì mối quan hệ tài chính với chính phủ liên bang". Điều này cho thấy rõ ràng rằng mục đích không phải là hợp tác với chúng tôi để giải quyết vấn đề bài Do Thái mang tính xây dựng. Mặc dù một số yêu cầu do chính phủ nêu ra nhằm mục đích chống lại chủ nghĩa bài Do Thái, nhưng phần lớn là sự điều chỉnh trực tiếp của chính phủ đối với "điều kiện trí tuệ" tại Harvard."
Veena Dubal là Giáo sư Luật tại Đại học California.
Bà cho biết đáp trả ngay lập tức của Harvard đối với yêu cầu của chính phủ có thể mở đường cho các trường khác làm như vậy.
"Mọi người đều muốn xem ai sẽ là trường đại học đầu tiên đứng lên chống lại chính quyền Trump và tôi thực sự, thực sự vui mừng khi đó là Harvard, một trong những tổ chức lâu đời nhất của quốc gia, cũng như của các nước ở phương Tây. Harvard là nơi có nhiều sự ủng hộ, rất nhiều, như quý vị cũng biết, và thành thật mà nói, các mối quan hệ chính trị. Ý tôi là, điều này có thể, điều này có thể là một bước ngoặt trong việc cứu vãn. Cứu vãn lĩnh vực này."
Mặc dù có hàng tỷ đô la tiền tài trợ đang bị đe dọa, ban quản lý trường đại học đã trở thành trường đại học đầu tiên công khai bác bỏ những yêu cầu mà họ gọi là bất hợp pháp.
Chính quyền Trump cho biết họ sẽ đóng băng 2 tỷ đô la tiền tài trợ liên bang cho Harvard và hiện đã ban hành lệnh tước bỏ tư cách miễn thuế của tổ chức này.
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karoline Leavitt cho biết Havard phải xin lỗi vì những điều mà trường đại học này đang bị cáo buộc đó là cho phép chủ nghĩa bài Do Thái diễn ra trong khuôn viên trường.
"Trường đại học đã không áp dụng kỷ luật chính thức đối với bất kỳ sinh viên nào vì hành vi vi phạm, hành vi bài Do Thái bao gồm việc chiếm đóng một tòa nhà trong khuôn viên trường và làm gián đoạn các lớp học bằng loa phóng thanh. Tổng thống tin rằng Harvard nên xin lỗi các sinh viên người Mỹ gốc Do Thái vì đã cho phép hành vi nghiêm trọng như vậy diễn ra. Về tình trạng miễn thuế, tôi sẽ chuyển cho Cơ quan thuế vụ nội địa IRS để cập nhật thông tin."
Theo một cuộc khảo sát do hãng thông tấn AP thực hiện, ít nhất 790 sinh viên tại hơn 120 trường cao đẳng và đại học đã bị thu hồi thị thực hoặc chấm dứt tình trạng pháp lý trong những tuần gần đây.
Sinh viên Columbia Mahmoud Khalil là sinh viên đầu tiên bị giam giữ vì tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine tại các khuôn viên trường đại học.
Kể từ khi sinh viên này bị bắt vào ngày 8 tháng 3, ít nhất một chục sinh viên khác đã bị bắt và giam giữ.
Gần đây nhất, sinh viên Columbia Mohsen Mahdawi đã bị bắt tại một trung tâm dịch vụ di trú ở Vermont, nơi anh ta đến để hoàn tất bước cuối cùng trong quá trình xin nhập tịch.
Chính quyền Trump tuyên bố rằng bằng cách tham gia vào hoạt động ủng hộ người Palestine, ông Mahdawi đã phá hoại hòa bình ở Trung Đông và đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ trong việc đạt được thỏa thuận hòa bình tại Trung Đông.
Một người bạn của Mohsen, Christopher Helali, cho biết chính quyền đang nhắm vào những người không đồng tình với họ.
"Chúng tôi có lý do để tin rằng anh ấy bị bắt giữ vì cùng lý do mà Mahmoud bị bắt giữ và tất cả những sinh viên Columbia này cũng như tất cả những sinh viên khác, bao gồm cả Ozturk tại Đại học Tufts, chỉ vì thực hiện các quyền hiến định của họ và đứng lên vì Palestine. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng họ đã bị bắt giữ và họ đang bị nhắm mục tiêu trong một chiến dịch trực tuyến tàn khốc với sự hỗ trợ của chính quyền, sự hỗ trợ của chính quyền Trump, để loại bỏ những sinh viên có quan điểm khác biệt so với chính quyền."
Đây không phải là lần đầu tiên điều như thế này xảy ra ở Hoa Kỳ.
Vào những năm 1950, trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, một hoạt động được gọi là Chủ nghĩa McCarthy, hay Nỗi sợ Đỏ, đã lan rộng khắp Hoa Kỳ.
Được đặt theo tên của Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy, chủ nghĩa McCarthy ám chỉ việc đưa ra những lời buộc tội về hoạt động lật đổ hoặc phản quốc mà không có bằng chứng thích hợp.
Thúc đẩy sự hoảng loạn về mặt đạo đức về việc những người cộng sản xâm nhập vào xã hội Hoa Kỳ, chủ nghĩa McCarthy đã dẫn đến cuộc điều tra hung hăng, sa thải, đưa vào danh sách đen và thậm chí là bỏ tù hàng ngàn người có khuynh hướng liên quan đến chính trị thiên tả.
Anu Joshi là Giám đốc Chiến dịch Quốc gia về Di trú tại Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ.
Bà cho biết người Mỹ ngày nay đang phải đối mặt với một mối đe dọa tương tự.
“Các cuộc tấn công của chính quyền Trump vào quyền bất đồng chính kiến của chúng ta là mối đe dọa lớn nhất đối với Tu chính án thứ nhất kể từ Nỗi sợ Đỏ Red Scare. Việc bắt giữ sinh viên và học giả quốc tế một cách vô lương tâm và vi hiến khiến mọi người chúng ta phải cảnh giác. ICE đã bắt cóc bất hợp pháp mọi người khỏi nhà và khu phố của họ, đe dọa tình trạng pháp lý của họ và đưa họ đi khắp đất nước mà không báo trước cho người thân hoặc luật sư của họ. Tất cả những điều này là là trực tiếp đánh cho quyền tự do ngôn luận vốn được bảo vệ theo hiến pháp.”
Giáo sư Chris Ziguras là Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học tại Đại học Melbourne.
Ông cho biết mặc dù có những tuyên bố rằng giáo dục đại học đang trở nên quá tách biệt và thiên tả, nhưng không phải các trường đại học đã thay đổi.
"Không phải các trường đại học đã thay đổi, mà cơ bản là đảng Cộng hòa đã thay đổi. Vì vậy, những ý tưởng mà Trump và ban lãnh đạo đảng Cộng hòa đang theo đuổi hiện nay thực sự vượt quá thời đại và chúng nằm ngoài phạm vi tranh luận chính trị tại Hoa Kỳ trong nhiều, nhiều, nhiều thập kỷ, trong cả thế kỷ. Vì vậy, bạn có một phong trào cấp tiến quá đà đã chiếm được Tòa Bạch Ốc và phong trào cấp tiến quá đà này không thích bất kỳ sự nghi ngờ nào về hệ thống niềm tin của mình. Và đó chính là sự thay đổi."
Trong khi nhiều yêu cầu của chính quyền Trump dường như tập trung vào khoa học xã hội và nhân văn, thì một loạt các ngành học khác đang bị cắt giảm khoản tài trợ nghiên cứu của Liên bang.
Chính quyền đã hạn chế chi phí chung cho nghiên cứu khoa học khiến hàng ngàn công trình nghiên cứu bị ngưng trệ và hàng ngàn người mất việc.
Giáo sư Ziguras cho biết một số khoản cắt giảm đã dừng công việc của các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang làm việc trong các dự án nghiên cứu do Hoa Kỳ lãnh đạo.
"Tức là đang có một khối lượng lớn nghiên cứu và nhiều thập kỷ hợp tác giờ phải bị đình trệ nằm đó. Có rất nhiều học giả trên khắp thế giới sẽ không đến Hoa Kỳ trong bối cảnh này. Tôi là một trong số họ. Không đời nào tôi đến Hoa Kỳ làm việc ngay lúc này và tôi sẽ khuyên can bất kỳ đồng nghiệp nào của mình đến đó. Và điều đó sẽ được cảm nhận ở Hoa Kỳ, nơi sẽ rất khó để họ hợp tác quốc tế vì mọi người sẽ không muốn đến đó. Và vì vậy, khi mọi người đang hình thành các dự án mới và họ đang cố gắng tìm ra ai để hợp tác trong tương lai, và họ đang nộp đơn xin tài trợ, v.v., các học giả trên khắp thế giới, một số nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho biết họ đã nghĩ đến việc rời khỏi đất nước."
Michael Oleson là một nhà dịch tễ học tại Washington DC.
Ông nói rằng các khoản cắt giảm sẽ làm suy yếu nhiều thứ chứ không chỉ là giáo dục không thôi.
“Tôi thấy, giống như bản thân mình, rất nhiều người trong ngành khoa học cảm thấy kinh hoàng về chuyện gì đang xảy ra. Điều này sẽ làm suy yếu sức khỏe cộng đồng, làm suy yếu giáo dục và cũng sẽ làm suy yếu hệ thống chăm sóc sức khỏe, và điều đó không vẽ nên một tương lai tươi sáng cho Hoa Kỳ.”
Về tương lai sự nghiệp của mình, Michael Oleson cho biết ông có thể phải hướng ra nước ngoài.
“Tôi tiếp thu điều đó, không nhất thiết là châu Âu. Tôi cũng sẽ xem xét Úc, New Zealand, Canada. Tôi thấy rằng phong trào phản khoa học đang diễn ra dưới chính quyền hiện tại khá tệ đối với những người thực sự coi trọng sự thật và bằng chứng."
Có rất ít tiền lệ về những gì Donald Trump đang làm với hệ thống giáo dục đại học của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, sự can thiệp của chính trị vào giáo dục đại học và các viện nghiên cứu không phải là chưa từng có.
Trong khi nhiều chính sách của Donald Trump có vẻ khó lường, Chris Ziguras cho biết việc xem xét các ví dụ lịch sử về sự đàn áp học thuật có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hướng đi của chính quyền này.
"Kiểu can thiệp chính trị này vào các tổ chức độc lập như giáo dục đại học và hệ thống tòa án, v.v. rất điển hình của các chính phủ độc tài. Vì vậy, chúng ta đã thấy điều đó xảy ra ở Nga, ở Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và những nơi khác, nơi bạn có những người đàn ông muốn được coi là mạnh mẽ về quyền lực và sử dụng quyền lực của họ để ngăn chặn các hình thức thẩm quyền và chuyên môn khác. Và đó chắc chắn là những gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ và nếu bạn nhìn khắp thế giới, bạn có thể thấy nhiều ví dụ về điều này đã xảy ra. Điều gây sốc là chúng ta chứng kiến nó diễn ra ở Hoa Kỳ là điều mà rất ít người từng tưởng tượng sẽ xảy ra."