Bầu cử Úc: Thế nào là một 'chính phủ thiểu số'?

CANBERRA SNOW WEATHER

Snow covered hills behind Parliament House in Canberra Source: AAP / LUKAS COCH/AAPIMAGE

Với cuộc bầu cử liên bang chỉ còn bốn tuần nữa, khả năng một chính phủ thiểu số dường như ngày càng. Vậy, chính phủ thiểu số là gì?



Trong chiến dịch bầu cử lần này, thuật ngữ chính phủ thiểu số - minority governmen được sử dụng rất nhiều,.

"Lần này chúng ta đang phải đối mặt với chính phủ thiểu số."

Như Phó Giáo sư Paul Williams từ Đại học Griffith vừa đề cập đến, và nó có lý do cho việc đó.

Kết quả của cuộc bầu cử lần trước tạo nên một lịch sử, đó là có sự tham gia của nhiều thành viên độc lập nhất từ trước đến nay trong nghị trường Úc. Và lần này, rất có nhiều khả năng sẽ có một chính phủ thiểu số được bầu ra.

Nhưng điều đó có nghĩa là gì?

"Hệ thống chính trị của chúng ta được kế thừa từ Anh, và nó cũng được các quốc gia như Ấn Độ, New Zealand áp dung. Đó là Thủ tướng là người có được sự ủng hộ của phần lớn các thành viên Hạ viện."

Đó là Giáo sư Graeme Orr từ Đại học Queensland.

Trong khi cách đơn giản nhất để thành lập chính phủ là giành được đa số ghế tại Hạ viện trong một cuộc bầu cử, thì vẫn còn những lựa chọn khác.

"Một chính phủ thiểu số là chính phủ không có một đảng hay liên minh nào đạt được 76 trên 150 ghế tại Hạ viện. Trong tình huống đó, sẽ có một giai đoạn đàm phán mặc cả giữa những người độc lập và Đảng Xanh để xem ai có thể đưa ra con số kỳ diệu là 76."

Đó không phải là điều chúng ta thường thấy ở cấp liên bang tại Úc.

Trước năm 2010, chúng ta đã không có một chính phủ kiểu như vậy trong 70 năm.

Nhưng giờ đây như Giáo sư Orr cho biết, xu hướng đó đang thay đổi.

"Chúng ta đã có một chính phủ thiểu số một phần ở thời Turnbull, và cả trong thời Gillard. Điều này đang trở nên phổ biến hơn vì ngày càng có ít người một mực bỏ phiếu cho Lao động hoặc Đảng Tự do Quốc gia. Vì vậy, khi tỷ lệ phiếu bầu sơ bộ của họ giảm xuống trong khoản 30 hoặc thậm chí thấp hơn, thì khả năng những người khác được bầu vào Hạ viện sẽ cao hơn."

Ba chính phủ thiểu số đầu tiên ở Úc hình thành khi không có đảng phái hay liên minh thực sự nào được thành lập.

Và hình thức này phổ biến ở cấp tiểu bang và lãnh thổ.

Mức tối thiểu mà các đảng nhỏ và độc lập cần cung cấp cho chính phủ để thành lập thiểu số được gọi là "nguồn cung và sự tin tưởng".

Giáo sư Orr cho biết đó là những gì đã xảy ra trong chính phủ thiểu số của Gillard.

"Họ có thể chỉ có những lời hứa hỗ trợ, và họ sẽ không phải là thành viên của chính phủ. Họ sẽ không nắm giữ quyền lực của bộ trưởng, nhưng họ sẽ dành quyền ngăn chặn việc ban hành luật. Và tất cả những gì họ sẽ làm là bảo đảm rằng chính phủ thông qua ngân sách, bởi vì điều duy nhất có thể hạ bệ một chính phủ ngoài số ghế đó là việc không thể thông qua ngân sách tại Quốc hội."

Các đảng khác hoặc nghị sĩ độc lập có thể yêu cầu đưa ra các dự luật, mặc dù chính phủ không nhất thiết phải THỰC SỰ thực hiện lời hứa đó.

Họ cũng có thể yêu cầu đóng vai trò lớn hơn trong chính phủ, chẳng hạn như nắm giữ một bộ, nhưng điều này như Phó Giáo sư Williams cho biết giới cầm quyền không thích.

"Các đảng lớn không muốn cái kiểu súng hai nòng đó, bởi nó buộc họ vào cái thế vừa ve vuốt những con mèo ở Thượng viện, mà còn phải thêm chìu chuộng những con như vậy ở Hạ viện nữa, nhức đầu lắm."
Và công chúng cũng không thích điều đó.

"Hầu hết mọi người không thích ý tưởng về một quốc hội treo hoặc một chính phủ thiểu số, vì điều đầu tiên họ nghĩ đến là sự không chắc chắn, khó đoán. Đó chính là cái hay của hệ thống đảng phái. Chúng ta có thể nói thế này thế kia về các đảng chính trị: rằng các đảng lớn bắt nạt các đảng nhỏ, rằng các đảng lớn tạo thành một liên minh độc quyền và tự viết ra các quy tắc cho mình, rằng các đảng lớn tước đi sự độc đáo, cá nhân và tính tự phát của quốc hội. Nhưng một điều mà các đảng chính trị thực sự làm là mang lại sự chắc chắn và đơn giản cho cử tri."


Trong một chính phủ thiểu số, không có gì bảo đảm rằng luật sẽ tự động được thông qua ở hạ viện.

Điều đó có thể khiến mọi thứ trở nên hơi bấp bênh.

Khi một chính phủ nắm đa số, việc đàm phán để thông qua luật chủ yếu diễn ra ở Thượng viện, nhưng hiệu ứng đó tăng gấp đôi ở chính phủ thiểu số.

Tại New Zealand, chính phủ thiểu số là điều bình thường.

New Zealand có hệ thống chính trị khác với Úc với chỉ một nghị viện chính phủ và phương pháp đại diện theo tỷ lệ khác.

Bảy trong số 10 chính phủ gần đây nhất là thiểu số.

Giáo sư Richard Shaw từ Đại học Massey của New Zealand cho biết điều đó không gây ra vấn đề gì.

"Từ Úc, bạn sẽ không nhìn sang chúng tôi và nghĩ rằng, trời ơi, họ là một mô hình của sự bất ổn hiến pháp và hỗn loạn chính trị. Không đâu, mọi thứ vẫn diễn ra binhg thường và chưa có chính phủ nào mất phiếu tín nhiệm. Chưa có chính phủ nào thất bại trong việc thông qua ngân sách, có chăng là họ thất bại trong việc thông qua các dự luật, thường là vầy, nhưng nếu về mặt hiến pháp thì hiếm khi có khủng hoảng chính trị."

Và cho phép có nhiều ý kiến đóng góp hơn về các dự luật.

"Tôi nghĩ lợi thế là bạn có nhiều quan điểm hơn tại bàn họp nội các, và nếu họ không hiện diện trong nội các, thì họ sẽ giữ các vị trí bộ trưởng bên ngoài nội các. Vì vậy, tôi đoán là có nhiều sự đa dạng hơn, nhiều thành phần cử tri nhìn thấy quan điểm của họ được đại diện trong chính phủ hơn."

Mặc dù có khả năng xảy ra tình trạng bế tắc về luật pháp dưới chính phủ thiểu số, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra.

Chính phủ thiểu số Gillard đã xoay xở để thông qua hơn 90 phần trăm các dự luật được trình lên quốc hội - nhiều hơn so với những gì được thông qua dưới chính phủ đa số Rudd và hầu hết các chính phủ Howard.

Phó giáo sư Williams cho biết cũng có những tác động khác.

"Nhìn chung, quốc hội như vậy hành xử rất tốt. Các đại biểu quốc hội hành xử vì họ không muốn bị đuổi khỏi Hạ viện do hành vi hỗn loạn, vì điều đó sẽ làm giảm số lượng đại biểu của họ nhiều hơn nữa. Vì vậy, một quốc hội treo có thể có nghĩa là các chính trị gia đang hành xử tốt nhất. Họ không bỏ lỡ các phiên họp mà bạn thấy mọi người đọc các văn bản luật vì họ muốn bảo đảm rằng chúng có tác động lớn nhất. Và bạn cũng thấy các chính trị gia rất nhạy bén với mọi người trong cộng đồng."

Khi số phiếu bầu của các đảng lớn giảm, Giáo sư Orr cho biết đó là điều họ cần điều chỉnh.

"Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta phải trưởng thành hơn về vấn đề này và chấp nhận thực tế là không chỉ có nhiều chính phủ thiểu số hơn ở Úc, ở Tiểu bang và Khối thịnh vượng chung, mà chúng ta còn cần các đảng phải điều chỉnh theo ý tưởng đàm phán này."

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share