Mặc dù các vụ bê bối chính trị không phải là mới, nhưng nhiều người theo sát chúng lo sợ sự thiếu minh bạch của chính phủ ngày càng trở nên tồi tệ.
AJ Brown là một chuyên gia luật công và là thành viên của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Australia.
"Úc luôn được hưởng lợi từ việc có một hệ thống liêm chính rất vững chắc so với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng những gì chúng ta biết trong mười năm qua, theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, về tham nhũng của chính phủ và sự minh bạch và liêm chính của chính phủ, chúng ta từng ở vị trí thứ 8. Nhưng bây giờ chúng ta sắp hoặc có nguy cơ, bạn biết đấy, rớt khỏi top 20 quốc gia trên thế giới. Vì vậy, trên thực tế chúng ta đã thực sự khá tự mãn."
Chính phủ Lao động được bầu với lời hứa sẽ thành lập Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia để điều tra việc sử dụng sai công quỹ và hành vi sai trái của các công chức và chính trị gia.
Thủ tướng Anthony Albanese thực hiện cam kết trước cuộc bầu cử.
"Vấn đề của Ủy ban Liêm chính là vấn đề mà chúng tôi sẽ giải quyết, chúng tôi sẽ thành lập Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia trong năm nay. Đó sẽ là một Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia có quyền hạn, độc lập, và có quyền điều tra."
Một số lượng kỷ lục các ứng viên Độc lập cũng đã được bầu sau khi vận động tranh cử trên nền tảng tăng cường tính minh bạch và liêm chính trong chính trị.
Họ đã có được sự hỗ trợ tài chính của công ty gây quỹ Climate 200, vốn có trọng tâm chống tham nhũng mạnh mẽ.
Ủy ban Phòng chống Tham nhũng Quốc gia (NACC) hiện đã được luật hóa và đang bắt đầu hoạt động.
Chuyên gia luật AJ Brown đánh giá cao sự hiện diện của ủy ban này.
"Về cơ bản, cốt lõi của nó là một mô hình mạnh mẽ. Vì vậy, nó sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, nó đã và đang là một yếu tố thay đổi cuộc chơi."
Mặc dù ủy ban lẽ ra có thể mạnh hơn, với các phiên điều trần công khai chỉ diễn ra trong những trường hợp đặc biệt, Nghị sĩ độc lập nhiệm kỳ đầu Kate Chaney hy vọng nó sẽ có tác động tích cực.
"Tôi lạc quan về NACC và tác động của nó. Và có một điều khoản cho các phiên điều trần công khai trong NACC, đó là một tiêu chuẩn cao hơn mức mà tôi nghĩ rằng tôi và những người khác muốn. Nhưng tôi nhận ra rằng NACC cần phải cân bằng lợi ích của các công dân và thiệt hại về uy tín tiềm ẩn của các phiên điều trần công khai nên tôi nghĩ trong năm đầu tiên, chúng ta sẽ thấy nó được áp dụng như thế nào. Và xem tác động của ủy ban đối với hành vi, cũng như việc xây dựng lại niềm tin mỗi khi có hành vi tham nhũng bị vạch trần."
Bà Chaney nói rằng công việc vẫn chưa kết thúc và các dân biểu hàng ghế giữa đã thúc đẩy chính phủ đưa các biện pháp minh bạch vào luật, chẳng hạn như luật cơ sở hạ tầng gần đây.
"Tôi đã ủng hộ một số sửa đổi được các dân biểu độc lập đưa ra, xung quanh những thứ như yêu cầu nghiên cứu lợi ích chi phí đối với bất kỳ dự án nào trị giá hơn 100 triệu đô la. Và thực sự, trong khu vực tư nhân, nếu bạn thực hiện các dự án lớn thì phân tích lợi ích chi phí là bắt buộc. Và tôi nghĩ khi tiền thuế của người dân được sử dụng, nó sẽ phải chịu một mức độ giám sát tương tự. Có một loạt các biện pháp minh bạch được các dân biểu độc lập đưa ra nhưng không thành công, mà tôi nghĩ điều đó thật đáng thất vọng, bởi vì thực sự, chính phủ đòi hỏi mức độ minh bạch cao hơn để mọi người có thể lấy niềm tin của người dân vào hệ thống dân chủ của chúng ta."
Chính phủ cho biết họ đang thực hiện các thay đổi về tính minh bạch khác như tăng cường luật tố cáo và công bố thông tin công khai.
Nhưng Thượng nghị sĩ độc lập David Pocock nói rằng chính phủ cũng nên bỏ việc truy tố những người tố giác hiện nay.
"Đối với tôi, thật vô lý khi nói về việc các biện pháp bảo vệ người tố giác của chúng ta không đầy đủ như thế nào, rồi lại nói, chà, chúng tôi sẽ cập nhật chúng mà. Chúng ta thấy một cập nhật nhỏ là ủy ban chống tham nhũng. Rồi sẽ có nhiều cập nhật lớn hơn. Nhưng hiện thời chúng ta truy tố hai người tố giác là David McBride và Richard Boyle, thì hết sức vô lý."
Dân biểu Pocock cũng đang thúc đẩy sự thật trong quảng cáo chính trị và minh bạch hơn xung quanh việc vận động hành lang trong Quốc hội, yêu cầu nêu tên công khai, và mở rộng sổ đăng ký vận động hành lang.
Hiện tại, những người đã đăng ký để vận động hành lang có thể gặp gỡ các chính trị gia mà không cần phải ghi lại quá trình tương tác.
"Tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách trong lĩnh vực này. Chỉ đơn giản là không đạt yêu cầu khi có 1.900 người có thể vào tòa nhà này, đi xung quanh, gặp gỡ mọi người ở quán cà phê, gõ cửa từng văn phòng mà chúng ta không biết họ là ai. Và chúng ta còn nghe nói rằng có đủ loại người vận động hành lang tiếp cận tòa nhà quốc hội trong khi đáng họ không được phép vào đây," Thượng nghị sĩ Pocock nói.
Cải cách quyên góp chính trị cũng được ưu tiên trong chương trình nghị sự, với việc Ủy ban Nghị viện phụ trách các vấn đề bầu cử đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng tính minh bạch trong quá trình điều tra báo cáo tạm thời về cuộc bầu cử liên bang năm 2022.
Chúng bao gồm mức cần khai báo từ 15.000 đô la xuống 1.000 đô la, yêu cầu tiết lộ theo thời gian thực đối với các khoản đóng góp cho các đảng chính trị và ứng cử viên, đồng thời áp dụng mức giới hạn cho các khoản đóng góp cho cuộc bầu cử liên bang.
Dân biểu Kate Chaney ở trong Ủy ban Nghị viện tỏ ra lạc quan.
"Tính minh bạch là một nơi thực sự tốt để bắt đầu xây dựng lại niềm tin và hạ thấp mức cần khai báo là 1.000 đô la và cần khai báo ngay khi nhận là một khởi đầu tuyệt vời. Nhưng chúng ta cần phải tiến xa hơn nữa. Trong cái gọi là đăng ký minh bạch, ngoài tiền mặt còn bao gồm những thứ như bữa ăn tối đắt tiền hoặc tư cách thành viên của các câu lạc bộ độc quyền với giá hàng ngàn đô la."
Chính phủ cho biết họ đang xem xét cải cách lập pháp tiềm năng để thực hiện một số khuyến nghị trước cuộc bầu cử tiếp theo. Thượng nghị sĩ David Pocock ủng hộ các khuyến nghị nhưng nói rằng các biện pháp không nên gây bất lợi cho các đảng nhỏ và các ứng cử viên độc lập.