Chương trình chủng ngừa COVID-19 tiếp tục gây đau đầu cho giới lãnh đạo thế giới

Pascal Soriot, Chief Executive of AstraZeneca

Pascal Soriot, Chief Executive of AstraZeneca Source: AAP

Liên Âu cho biết đã tiến được một bước đáng kể với các chương trình chủng ngừa vẫn tiến hành, mặc dù có những thay đổi dự trù trong việc cung cấp vắc xin. Trên khắp thế giới, vài công ty dược phẩm hiện gia tăng mức cung cấp cho Nam Mỹ.


Việc thiếu hụt trong vấn đề cung cấp vắc xin hiện là vấn đề đau đầu cho Liên Âu, cũng như các tranh luận với Vương quốc Anh phản ảnh mối quan ngại hiện nay về những gì được gọi là ‘chủ nghĩa quốc gia về vắc xin’.

Các nhà lãnh đạo Liên Âu cáo buộc công ty dược phẫm AstraZeneca đã dành ưu tiên một cách không công bằng cho Vương quốc Anh, trong việc cung cấp vắc xin.

Tuy nhiên Giám đốc AstraZeneca, Pascal Soriot cho biết, đó không phải là chủ nghĩa ưa chuộng mà là do hai bên đã ký hợp đồng trước.

Ông nói rằng, thỏa ước của Vương quốc Anh đạt được từ tháng 6, 3 tháng trước Âu Châu.

AstraZeneca hiện đồng ý cung cấp 9 triệu liều vắc xin thêm cho Âu Châu trong quí đầu tiên năm nay.

Mục tiêu mới là 40 triệu liều vào cuối tháng 3, vẫn còn lại phân nửa với mục tiêu công ty nhắm đến.

Chủ Tịch Hội Đồng Liên Âu, Ursula von der Leyen nói rằng, AstraZeneca cũng bắt đầu chuyển giao một tuần sớm hơn dự tính và nới rộng khả năng sản xuất tại Âu Châu.

Bà mô tả quyết định nầy là một bước tiến khích lệ, trên trang Twitter.

Trong khi đó, Vương quốc Anh vẫn cương quyết trong việc tiến hành chủng ngừa như dự tính.

Bộ Trưởng trong chính phủ Anh là ông Michael Gove cho biết, y tế và an toàn tại nước nầy luôn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

“Lập trường của chính phủ Vương quốc rất rõ ràng, chúng tôi kỳ vọng ở các công ty và hợp đồng sẽ được tôn trọng, Liên Âu biết rõ chuyện nầy".

"Dĩ nhiên chúng tôi cộng tác với họ, để chắc chắn rằng các khó khăn của họ có thể giải quyết".

"Như tôi đã tuyên bố, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là chủng ngừa người dân ở Vương quốc, nhưng chúng tôi cũng muốn hoạt động cùng bạn bè và láng giềng trong Liên Âu, để giúp cho họ nữa”, Michael Gove.

Trong khi đó, Thủ Tướng Đức Angela Merkel sẽ thảo luận về việc tiến hành việc chủng ngừa với các Thống Đốc của 16 tiểu bang vào hôm nay.

Bộ Trưởng Y Tế Đức Jens Spahn cho biết, việc phát động tiêm ngừa vắc xin rõ ràng là khó khăn, thế nhưng ông cho rằng có 3 loại vắc xin được chấp thuận là một tiến bộ tích cực.

“Chẳng nghi ngờ gì, việc khởi sự gặp khó khăn trong những tuần lễ vừa qua".

"Đã có nhiều người thất vọng khi than phiền qua các đường giây điện thoại nóng, về vấn đề cung cấp, tại sao các thuốc chủng không giao kịp".

"Tôi cũng hiểu rằng sự kiên nhẫn rất tốt và cùng lúc, tìm cách nói rõ hơn lần nữa là, chúng ta đã chấp thuận loại vắc xin thứ ba".

"12 tháng trước, chẳng ai dám tiên đoán chuyện nầy, ngay cả chỉ 6 tháng trước là chúng ta chấp nhận 3 loại vắc xin, 12 tháng sau khi đại dịch bắt đầu".

"Mọi chuyện diễn tiến tốt đẹp và cuộc hành trình đã bắt đầu, nhưng nay mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn”, Jens Spahn .

Trong khi đó tại Nam Mỹ, các nhân viên y tế Bolivia đã nhận được liều đầu tiên của vắc xin do Nga chế tạo là Sputnik 5.

Bolivia là quốc gia thứ hai trong vùng, sau khi Argentina, bắt đầu chủng ngừa với vắc xin của Nga.

Được biết các nước như Venezuela, Paraguay, Brazil và Mexico, đang chờ đợi chấp thuận vắc xin Sputnik 5.

Bolivia cũng hy vọng sẽ được các liều lượng thuốc chủng miễn phí đến vào tháng 3, theo hệ thống COVAX của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, nhắm bảo đảm việc tiếp cận toàn cầu công bằng với vắc xin COVID-19.

Chương trình COVAX hy vọng sẽ chủng ngừa được 7,2 triệu, trong dân số 11 triệu người của Bolivia.

Phát ngôn nhân của Tổng Thống Jorge Richter cho biết, ưu tiên sẽ dành cho những người ở tuyến đầu.

“Điều quan trọng là vạch ra rằng, ưu tiên thuộc về những người làm việc trong các đơn vị chống COVID-19, những người phụ trách các phòng chăm sóc đặc biệt".

"Với đợt vắc xin sắp tới, nó sẽ được tiêm chủng cho toàn thể nhân viên y tế”, phát ngôn nhân của Tổng Thống Jorge Richter.
"Trên căn bản việc tuân thủ các qui tắc chống đại dịch tại địa phương, họ sẽ viếng thăm những nơi liên hệ như viện nghiên cứu và kiểm soát dịch bệnh cùng các chợ, cũng như tiến hành việc nghiên cứu khoa học chung, để tìm ra nguồn gốc nguyên thủy của coronavirus”, Mi Feng.
Còn Colombia cũng sẽ nhận được 4,4 triệu liều chống coronavirus, qua chương trình COVAX.

Tổng Thống Ivan Duque nói rằng, chính phủ hy vọng sẽ nhận được 117 ngàn liều vắc xin Pfizer-BioNTech trong quí đầu tiên của năm nay.

“Có một vài tin hết sức quan trọng, chúng tôi nhận được thông tin về kế hoạch đa quốc gia COVAX cho thấy, Colombia đã được chuẩn thuận trong số 18 nước mà việc giao nhận vắc xin sẽ bắt đầu”, Ivan Duque.

Colombia cũng sẽ nhận được từ 2,6 đến 4,3 triệu liều vắc xin AstraZeneca, tùy thuộc vào việc khó khăn trong phân phối.

Cho đến nay chỉ có vắc xin Pfizer-BioNTech, là được cơ quan điều hành dược phẩm và thực phẩm Colombia chấp thuận.

Ông Duque cho biết, nước nầy đã đạt được thỏa thuận với Moderna và Sinovac, với các liều lượng tổng cộng lên đến hơn 35 triệu.

Theo đại học John Hopkins, Colombia có gần 2,1 triệu ca nhiễm coronavirus và hơn 53 ngàn người chết.

Tại nước láng giềng Brazil, phản ứng của chính phủ trước dịch bệnh vẫn còn gây thất vọng trong số người dân nước nầy.

Hàng ngàn người xuống đường để phản đối chống lại Tổng Thống Jair Bolsonaro, tại một số thành phố hôm chủ nhật và cáo buộc chính phủ quản lý sai lầm, việc nhập cảng và phân phối vắc xin COVID-19.

Ông Vitor Guimares thuộc Phong Trào Công Nhân Vô Gia Cư nói rằng, Brazil hiện ở giữa cơn khủng hoảng kinh tế và y tế.

“Đây là cuộc biểu tình toàn quốc chống lại ông Bolsonaro, ủng hộ việc chủng ngừa vắc xin và hoan nghênh việc trợ giúp tài chính khẩn cấp trở lại cho nước nầy".

"Brazil hiện ở trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và người dân hiện chết dần chết mòn, nạn đói trở lại Brazil, vì vậy viện trợ tài chính khẩn cấp là tối cần thiết”, Vitor Guimares.

Được biết Tổng Thống Brazil đã nhiễm virus hồi tháng 7, từ lâu đã chống lại các khuyến cáo giới hạn hoạt động xã hội và kinh tế, khi ông nầy tranh luận rằng, tổn hại do phong tỏa sẽ còn tệ hại hơn là đại dịch.

Trong khi đó tại Âu Châu, một số người không hoan nghênh các vụ phong tỏa mới.

Đã có những vụ biểu tình tại Hungary, Bỉ và Tây Ban Nha.

Tại Israel, hàng ngàn người Do Thái theo Chính Thống Giáo cực đoan tham dự tang lễ của một giáo sĩ nổi tiếng tại Jerusalem, bất chấp các qui định y tế của nước nầy vốn ngăn cấm các vụ tụ tập đông đảo.

Tại Trung Quốc, các chuyên gia thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hiện ở trong tiến trình truy tầm nguồn gốc của virus.

Với an ninh chặt chẽ, toánnầy viếng thăm chợ hải sản thứ hai ở Vũ Hán, nơi coronavirus đã được phát hiện đầu tiên.

Phát ngôn nhân của Ủy ban Y tế Quốc gia, ông Mi Feng cho biết các bước nghiên cứu kế tiếp đã được quyết định.

“Các chuyên gia Trung Quốc và WHO đạt được một thỏa thuận trong công việc sắp tới, về việc truy tầm nguồn gốc của coronavirus".

"Trên căn bản việc tuân thủ các qui tắc chống đại dịch tại địa phương, họ sẽ viếng thăm những nơi liên hệ như viện nghiên cứu và kiểm soát dịch bệnh cùng các chợ, cũng như tiến hành việc nghiên cứu khoa học chung, để tìm ra nguồn gốc nguyên thủy của coronavirus”, Mi Feng.

Tuy nhiên hai tuần lễ đầu tiên trong chuyến đi nghiên cứu vẫn chưa được tiết lộ.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share