Coi chừng nguy cơ bị kiện vì tội phỉ báng khi lên mạng xã hội

Sarah Hanson-Young & David Leyonhjelm

Sarah Hanson-Young says she's suing David Leyonhjelm on behalf of all women who have "had enough". Source: AAP

Một số vụ kiện tội phỉ báng mạ lỵ sẽ được đem ra xét xử trong những tuần tới. Ví dụ như Thượng Nghị Sĩ Đảng Xanh, Sarah Hanson-Young đang kiện Thượng Nghị sĩ Đảng Tự Do, David Leyonhjelm và diễn viên Geoffrey Rush kiện báo The Daily Telegraph. Nhưng khi mà các vụ kiện thế này ngày càng phổ biến trong dân thường nữa, chúng ta làm sao để tránh bị đưa ra tòa vì tội phỉ báng?


Nếu cảm thấy một bài báo hay tin nhắn trên mạng được nhiều người đọc, với nội dung làm hạ thanh danh của một người, thì họ có thể kiện.

Giáo sư khoa luật của Đại học Sydney, David Rolph cho biết nguyên đơn phải chứng minh là những gì đăng tải về họ là sai sự thật.

“Nếu những gì anh loan tải về người khác mà đúng sự thật thì đó không phải là phỉ báng mạ lỵ, bởi vì thanh danh của một người phải đúng với thanh danh thực sự của họ."

Giáo sư Rolph cũng cho biết ta có thể bào chữa trước tòa rằng những gì bình phẩm về một người là không bất công.

“Anh có thể bào chữa là anh đã dùng quyền bình phẩm công bằng, hay còn được gọi là đã có ý kiến chân thật về một người. Như vậy nếu anh lên tiếng vì quyền lợi của công chúng, và dựa trên sự thật, thì anh có quyền nói lên điều anh thực sự tin như vậy."

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe những vụ kiện nổi tiếng, kẻ được người thua, với tiền bồi thường có thể lên đến vài triệu đôla.

Nhưng trong thời đại mạng xã hội, người dân thường cũng dính dáng đến các vụ kiện phỉ báng. Luật sư Patrick Turner của công ty luật Maurice Blackburn giải thích.

“Tôi nghĩ dân chúng ngày càng tìm hiểu về luật phỉ báng để xem họ có kiện được những ai có bình phẩm không đúng và có ý mạ lỵ họ hay không."

Giáo sư Rolfe giải thích tại Úc tòa thường đứng về phía nguyên đơn trong các vụ kiện phỉ báng.  

"Luật phỉ báng của Úc có nguồn gốc từ luật của Anh cho nên thường đứng về phía các nguyên đơn. Khác với ở Mỹ khi hiến pháp bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận.”

Từ khi nào thì bôi nhọ trên mạng xã hội  được xem là hành vi phạm pháp?

Vào năm 2002, Tối Cao Pháp Viện Úc đã thiết lập một tiền lệ rất quan trọng vấn đề phỉ báng qua trang mạng xã hội cũng được xét xử tương tự như các phương tiện truyền thông khác.

Vì vậy bôi nhọ, làm mất danh dự hay phỉ báng người khác trên Facebook là phạm pháp.

Ở mức  độ nào thì chúng ta có thể kiện những hành vi nói xấu trên mạng xã hội? Bất cứ ai cũng có thể khởi kiện và bị đơn sẽ phải chứng minh những đăng tải trên mạng là sự thật, nếu không sẽ phải bồi thường thiệt hại.

Luật sư Nguyễn Văn Thân đang hành nghề ở Sydney lưu ý cảnh sát sẽ không can dự vào các vụ kiện phỉ báng vì chỉ là các vụ án dân sự, cho nên ta cần tìm đến các luật sư.

Đến đây thì câu hỏi tiếp theo có lẽ là làm sao để tránh không bị kiện? Luật sư Patrick Turner khuyên phải cẩn thận khi đăng tải gì lên mạng xã hội.

“Tôi nghĩ điều quan trọng trong thời đại mạng xã hội là thận trọng khi đăng tải cái gì lên mạng. Cẩn thận khi chia sẻ lại tin nhắn trên Twitter hay Facebook. "

"Thông thường người ta xem đó là một cách để xì hơi những lúc nóng giận, nhưng cần lưu ý rằng người bị chỉ trích có thể chụp hình lại các tin nhắn đó, vì vậy cho dù ngay sau đó anh đã xóa đi cũng vẫn có thể bị kiện ra tòa như thường."

 


Share