Gần 3000 ca nhiễm bệnh tại Hàn Quốc
Hàn Quốc đang có số người mắc bệnh tăng nhanh nhất ngoài Trung Quốc, tập trung ở thành phố Daegu và tỉnh Gyeongsan Bắc.
Sáng nay 29-2, Hàn Quốc thông báo ghi nhận thêm gần 600 ca nhiễm COVID-19 mới, đưa tổng số ca nhiễm ở nước này lên 2.931 ca, 16 ca đã tử vong.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc, riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Gyeongsangbuk là 18.502 người (trong đó có 333 người tại quận Cheongdo).
Anh Nguyễn Bá Quân, sinh viên Khoa quản lý du lịch khách sạn tại Đại học Sejong, Seoul cho SBS biết anh hiện đang chuẩn bị về Việt Nam để tránh dịch sau khi nhận được tin nhắn cảnh báo của chính phủ Hàn Quốc có hai người nhiễm bệnh sống tại khu vực mà anh đang làm việc.
“Khi bắt đầu dịch bệnh, nhiều người Việt tại Hàn Quốc phân vân nên ở hay nên về. Tôi không quá sợ hãi về bệnh dịch vì Seoul là nơi khá an toàn. Tuy nhiên điều khiến tôi đưa ra quyết định trở về Việt Nam ngay hôm nay là tin nhắn từ chính phủ Hàn Quốc cho biết nơi tôi đang làm việc có người nhiễm bệnh”.
Là một nhân viên của một cửa hàng tiện lợi tại Seoul, anh Bá Quân tiếp xúc với khá nhiều khách hàng trong một ngày. Anh chia sẻ số lượng khách nước ngoài trên đường phố Seoul đã giảm bớt, tuy nhiên người dân Hàn Quốc vẫn đi làm bình thường và có tâm lý “khá coi thường, bàng quan” trước dịch bệnh.
Người Hàn Quốc thích nhậu nhẹt và hút thuốc. Do đó nhiều nơi họ vẫn tụm năm tụm ba để hút thuốc lá, khạc nhổ bừa bãi. Những bác lớn tuổi vẫn tụ tập uống rượu, họ bảo không sợ chết, nếu phải chết thì đây là lúc họ tận hưởng những ngày cuối cùng.
“Không có người nước ngoài nào ra ngoài đường hết, chỉ có người Hàn Quốc, đặc biệt tập trung ở những khu ăn nhậu, tụ điểm vui chơi, thậm chí còn đông hơn trước.
Đặc điểm của người Hàn Quốc là thích nhậu nhẹt và hút thuốc. Do đó nhiều nơi họ vẫn tụm năm tụm ba để hút thuốc lá, khạc nhổ bừa bãi. Những bác lớn tuổi vẫn tụ tập uống rượu, họ bảo không sợ chết, nếu phải chết thì đây là lúc họ tận hưởng những ngày cuối cùng.”“Khẩu trang rất khó để mua, mặc dù tôi làm trong cửa hàng tiện lợi, nhưng lượng khẩu trang chỉ đủ để nhân viên dung, không đủ để bán ra ngoài. Dù người dân có ý thức bảo vệ bản thân, cũng không có khẩu trang để xài”, anh Bá Quân nói với SBS.
Hàn Quốc phòng dịch trên đường phố Source: AAP Image/Lee Moo-ryul/Newsis via AP
Việt Nam cách ly người từ Hàn Quốc về nước
Nhiều tỉnh thành tại Việt Nam tiếp tục siết chặt việc cách ly y tế những người về từ Hàn Quốc để kiểm soát và tránh nguy cơ dịch Covid-19 lây lan.
Anh Bá Quân cho biết anh đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc bị cách ly tại Việt Nam để không lây bệnh cho gia đình và cộng đồng.
“Chẳng may mình bị dính bệnh thì sẽ lây bệnh cho gia đình, nên tôi muốn được cách ly tập trung. Tôi không thể xác định được mình có bị bệnh hay không. Một số người bạn của tôi từ Hàn Quốc trở về sân bay Nội Bài cho biết đã được cách ly ở khu quân sự địa phương.”
Điều mà Bá Quân lo lắng là dang dở việc học.
“Với người từ vùng dịch trở về như tôi thì việc tìm được việc làm trong vòng một năm là khá khó khăn, việc bảo lưu kết quả học tập cũng là gánh nặng. Trước tiên tôi sẽ về cách ly một tháng trước.
Chính phủ Hàn Quốc liên tục thông tin qua sim điện thoại cho tất cả người dân về tình hình dịch bệnh, những nơi có bệnh nhân nhiễm bệnh, thậm chí những nơi mà người mắc bệnh đã đi qua.
Trong khi đó, chị Phùng Thị Thanh Nga, theo học khóa thạc sĩ của Đại học Dongguk, Seoul chọn tiếp tục ở lại Hàn Quốc để học tập, thay vì về Việt Nam.“Hai tuần nữa tôi sẽ khai giảng theo đúng lịch. Ở Seoul chỉ có 65 người nhiễm bệnh, và nằm cách xa tâm dịch là Daegu nên tôi sẽ bảo vệ bản thân bằng cách đeo khẩu trang, luôn rửa tay sạch sẽ, tránh tụ tập nơi đông người.”
Tourists from Korea wearing protective mask from Coronavirus walk with their belongings at the Ben Gurion airport near Tel Aviv, Israel, Sunday, 23 February. Source: AAP
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha nhấn mạnh Hàn Quốc sẽ hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với công dân Việt Nam tại nước này.
Bà khẳng định Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục nỗ lực để khoanh vùng dịch bệnh, và nhấn mạnh sẽ hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn của WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc liên tục thông tin qua sim điện thoại cho tất cả người dân về tình hình dịch bệnh, những nơi có bệnh nhân nhiễm bệnh, thậm chí những nơi mà người mắc bệnh đã đi qua.
Tâm lý của nhiều người Việt tại Hàn Quốc lo ngại khi trở về nước là “bị kỳ thị”, chị Thanh Nga cho rằng đây là tâm lý chung.
“Một người bạn học cùng tôi vừa trở về Việt Nam hôm qua. Việc Việt Nam cách ly là đúng và hiệu quả. Tại Hàn Quốc bị bùng phát dịch bệnh quá nhanh là do bệnh viện không thực hiện các biện pháp mạnh để cách ly một bệnh nhân, người nay sau đó ra ngoài và lây nhiễm cho nhiều người khác”, chị Thanh Nga nói với SBS.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ trưởng Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc Park Yang Wwoo kêu gọi các tổ chức tôn giáo hạn chế các hoạt động tụ tập đông người trong thời gian tới, nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Chính phủ Hàn Quốc nhận định thời điểm cuối tuần này và cuối tuần sau là bước ngoặt quan trọng trong công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
Mời quý vị nhấn vào audio để nghe phỏng vấn với nhân vật trong bài.