Một số cộng đồng và những nhà tranh đấu đã chống lại việc nầy tại thung lũng Intag qua chiến dịch ngăn chận khai thác mỏ thuộc khu rừng nguyên sinh ở đây.
Tại vùng núi non xinh đẹp thuộc thung lũng Intag ở phía bắc Ecuador, một trận chiến nay đang âm ỉ.
Khu rừng nguyên sinh nầy thuộc các khu vực sinh thái đa dạng nhất trên thế giới và người dân địa phương lo sợ rằng những khu vực nầy hiện bị đe dọa.
Nông dân trồng cà phê 68 tuổi là ông Carlos Zorilla hiện dẫn đầu phong trào của người dân địa phương, tranh đấu chống lại các công ty khai khoáng lớn nhất của Úc, khi công ty dự tính khai thác những vùng nầy.
“Quả là một tội hình sự, khi các công ty khai mỏ muốn đào xới tại những khu vực cuối cùng của rừng nguyên sinh, với rất nhiều chủng loại hiện đối diện với sự tuyệt chủng, chuyện đó đối với tôi là một tội ác”.
Có một vài vụ kiện trước tòa hiện diễn biến chống lại việc chính phủ Ecuado cấp giấy phép khai thác mỏ cho các công ty, trong số có vài công ty khai mỏ Úc dự tính phát triển mỏ tại vùng phía bắc Ecuador.
Các công ty lớn như B.H.P Billiton, Hancock Prospecting của bà Gina Rinehart, rồi Fortescue Metals Group của tỷ phu Andrew Twiggy Forrest cùng với Newcrest Mining ans Solgold.
Được biết B.H.P đã được nhượng quyền khai thác mỏ đồng trên phần đất rộng 70 hecta của ông Zorilla.
Ông cho biết đa số những người trong cộng đồng của ông đều chống lại việc khai thác mỏ và lo sợ rằng hậu quả của việc khai thác sẽ ảnh hưởng lên ngành nông nghiệp địa phương cũng như kỹ nghệ về du lịch sinh thái.
“Đây là cộng đồng của tôi, cộng đồng nơi tôi sinh ra và lớn lên".
"Tôi rất thích nơi nầy và muốn sống vĩnh viễn tại đây, cũng như muốn cho con cái tôi tiếp tục sống tại vùng đất nầy. Tôi sẽ bảo vệ nó đến cùng”, Carlos Zorilla.
"Chính phủ Ecuador đã chà đạp lên quyền của nhiều cộng đồng muốn sống trong những khu vực bị ảnh hưởng đó”, Anthony Amis.
Nhà nghiên cứu người Úc Anthony Amis, thuộc nhóm Hành động Rainforest cho biết, việc chính phủ tham khảo ý kiến cộng đồng diễn rất giới hạn.
“Chính phủ Ecuador đã chấp thuận việc khai mỏ trên một phần ba của nước nầy, mà không cần đến việc tham vấn chút nào cả".
"Vì vậy những gì xảy ra là các công ty đã bị thu hút bởi những lời mi gọi đó, thế nhưng chính phủ rất vội vã trong việc chấp thuận các thỏa thuận nhượng quyền khai thác mỏ nầy".
"Chính phủ Ecuador đã chà đạp lên quyền của nhiều cộng đồng muốn sống trong những khu vực bị ảnh hưởng đó”, Anthony Amis.
Xa hơn về phía bắc gần biên giới Colombia, hơn hai ngàn binh sĩ Ecuador đã được bố trí, để xua đuổi các cá nhân nào khai thác trái phép trên đất đai, thuộc phần nhượng bộ được chính phủ phê duyệt cho bà Gina Rinehart.
Các nhà hoạt động môi trường nói rằng, sự gia tăng các băng đảng tội phạm và việc khai thác bất hợp pháp cho thấy, chính phủ đang thất bại trong việc điều hành ngành kỹ nghệ khai thác mỏ.
Những người tranh đấu như ông Anthony Amis nói rằng, điều này cũng cho thấy thời gian lâu dài mà Ecuador sẽ ra sức để bảo vệ ngành công nghiệp.
SBS News đã gửi câu hỏi đến các công ty Úc khai thác ở Ecuador, về mức độ tham vấn cộng đồng và nghiên cứu tác động môi trường.
Công ty Solgold nói rằng, họ đã làm theo và vượt xa tất cả các yêu cầu về pháp lý và môi trường, được chính phủ Ecuador đặt ra, còn các công ty khác vẫn chưa hồi âm.
SBS News cũng gửi câu hỏi đến chính phủ Ecuador, thế nhưng vẫn chưa được hồi đáp.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại