Bầu cử Liên bang 2019: Than đá và điện mặt trời tại Collinsville

An aerial view of Collinsville, Queensland

An aerial view of Collinsville, Queensland Source: SBS

Vấn đề sử dụng than đá đã dấy lên các cuộc tranh luận sôi nổi trước ngày diễn ra cuộc bầu cử liên bang vào cuối tuần nầy thế nhưng không đâu việc thảo luận hết sức mạnh mẽ hơn tại vùng trung tâm Queensland.


Thị trấn có mỏ than là Collinsville ở phía bắc Mackay được chú ý đến trước chiến dịch vận động tranh cử do nơi đây có thể là địa điểm xây dựng một nhà máy điện mới chạy bằng than đá.

Thế nhưng nhu cầu cần có nhiều công việc có thể phải trả giá bằng những phiếu bầu quan trọng của vùng đông nam tiểu bang nầy vốn có tỷ lệ thất nghiệp khá cao.

Vốn là một trung tâm điện lực cho Queensland nhờ các mỏ than, thì nay thị trấn Collinsville trở thành một nơi phát triển ngành điện năng mặt trời vốn ngày càng gia tăng.

Đó không chỉ là thị trấn nầy chuyển mình, mà cư dân tại đây cũng thay đổi nữa.

Như ông Barry Collett, vốn là một thợ mỏ tại thị trấn nầy.

Nay ông phát minh một máy rửa sạch các tấm thu năng lượng mặt trời và việc nầy đã thay đổi cuộc đời ông.

“Cuộc sống quả khó khăn trong vùng mỏ với các công việc làm theo ca và tôi chẳng phải là người duy nhất bị lở các cơ hội khi dịp may xảy đến”.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều mỏ than hoạt động trong thị trấn nhỏ bé nầy, thế nhưng với sự kiện một năm có đến 300 ngày có nắng, vùng nầy đang được xem là một trong các thủ đô về năng lượng mặt trời của nước Úc.

Thế nhưng đảng Quốc gia hiện tạo áp lực lên chính phủ liên bang, để thiết lập một nhà máy điện mới chạy bằng than đá tại Queensland, sau khi bày tỏ các quan ngại về giá cả điện năng và tình trạng thiếu công ăn việc làm, cho vùng phía bắc tiểu bang.

Các chia rẽ trong nội bộ chính phủ một lần nữa đã được nêu ra trước ánh sáng theo sau các đề nghị xây dựng những nhà máy phát điện chạy bằng than đá.

Việc nầy diễn ra khi 6 dân biểu đảng Quốc gia yêu cầu lãnh đạo của họ hãy có hành động tức thời trong việc bỏ phiếu đối với luật về năng lượng của Liên đảng.

Căng thẳng tăng cao khi bàn đến chuyện than đá tại Úc và hôm nay, cuộc nội chiến trong nội bộ Liên đảng về chuyện năng lượng đã thực sự khai hỏa.

Việc nầy theo sau tin tức cho biết, một công ty Trung quốc đã ký với hợp đồng với công ty Úc, ít được biết tiếng có tên là Cavcorp, để xây dựng 2 nhà máy điện với công suất 1000 megawatt, tại vùng Hunter thuộc tiểu bang New South Wales.

Dự án nầy đã cho thấy có nhiều tranh luận, khi lãnh tụ đảng Xanh Richard Di Natale cảnh cáo rằng vụ nầy sẽ gặp một ‘núi những chuyện chống đối’.

“Chúng ta hiện đối diện với cuộc khủng hoảng về thời tiết hiện nay và than đá là nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng khí hậu thay đổi, chúng ta không thể cho phép một mỏ than mới được xây cất ngay trên nước Úc”.

Thủ hiến New South Wales là bà Gladys Berejiklian vội vã đáp ứng với những chỉ trích, khi nói rằng chuyện nầy không có trong lịch trình thảo luận và cần nên được sự chấp thuận về mặt môi trường và của tiểu bang nữa.

Thế nhưng với dân biểu thuộc chính phủ, nổi tiếng là ăn nói bộc trực, đó là ông Craig Kelly, đã lên tiếng đồng ý với dự án nói trên.

“Tôi nghĩ đây là một tin tức tốt lành, chúng ta đã có nhà máy điện chạy bằng than đá Hazewood bị đóng cửa, rồi nhà máy chạy bằng than đá Liddell tại New South Wales cũng sắp đóng cửa trong vài năm nữa".

"Điều quan trọng là chúng ta thay thế khả năng cung cấp điện căn bản, vì vậy tôi hoan nghênh đề nghị nầy”, Craig Kelly.

Tuy nhiên Thủ tướng Scott Morrison lại tìm cách đứng xa ý tưởng nói trên.

“Đó là các dự án của chính phủ New South Wales, chúng ta không có bất cứ dính líu nào trong chuyện nầy và đó không phải là dự án có liên quan đến chúng ta".

"Những kế hoạch như vậy chẳng có dính líu đến chính phủ của chúng ta và chúng ta không dính líu nào và tôi cũng không có bất cứ dính líu nào với các dự án như vậy”, Scott Morrison.

Đây không phải là lần đầu tiên, Liên đảng đã bất đồng ý kiến lẫn nhau, về đường hướng liên quan đến năng lượng.

Được biết ông Craig Kelly đã nổi tiếng khi cùng với ông Tony Abbott và một số dân biểu khác, lên án chính sách của đảng mà nay đã bị dẹp bỏ, đó là dự án ‘Bảo đảm Năng lượng Quốc gia’.

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten cáo buộc chính phủ, tiếp tục gây ra tình trạng mất đoàn kết, về vấn đề nói trên.

“Lại có chuyện Liên đảng gấu ó lẫn nhau và tôi nghĩ rằng đó là những gì mà Liên đảng còn làm được vào mỗi buổi sáng, khi họ ra khỏi giường và tính toán đến chuyện họ sẽ chiến đấu lẫn nhau như thế nào".

"Chuyện nầy gần như là một chuyện đùa, ngoài trừ chuyện giá điện hoàn toàn làm tê liệt cho giới doanh nghiệp Úc, cũng như ngân sách gia đình của người dân Úc”, Bill Shorten.
“Nơi nầy thường là một thị trấn cứ điểm mạnh mẽ của Lao động, thế nhưng nay những động lực đã thay đổi tại Collinsville rồi”, Peter Rummage.
Các nhà tranh đấu cho môi sinh cũng hết sức giận dữ trước kế hoạch như vậy, với ông Greg Bourne thuộc Hội đồng Khí Hậu nói rằng, chính phủ không nên xem nhẹ hậu quả tai hại của các nhà máy điện đối với môi trường.

“Về căn bản, chỉ riêng mức thải khí từ hai nhà máy điện chạy bằng than đá đó, cũng làm gia tăng mức thải khí do điện năng của chúng ta lên khoảng 5 phần trăm".

Chúng ta hiện cố gắng hạ thấp mức nầy tại Úc, nhất là trong lãnh vực năng lượng và điện năng".

"Thêm các nhà máy điện chạy bằng than đá, không phải là phương cách tốt để thực hiện”. Craig Bourne.

Tin tức về đề nghị được Trung quốc hậu thuẩn diễn ra, khi chính sách về năng lượng của chính phủ đã bị đình hoãn.

Dự thảo luật bao gồm khả năng phá vỡ các công ty, mà chính phủ cho rằng sẽ bảo đảm các nhà bán lẻ điện và các máy phát điện, không thể cố tình tăng giá điện.

Việc đưa dự luật ra trước Quốc hội để thảo luận trở thành đạo luật, dường như khó thể xảy ra và việc nầy phải có sự vận động từ bên trong.

6 dân biểu đảng Quốc gia ở Queensland, đã biên thư đến lãnh tụ đảng Quốc gia là Phó Thủ tướng Michael McCormack, đòi hỏi ông nầy phải có hành động tức thời, để biến dự luật nói trên trở thành đạo luật, trong tuần lễ nhóm họp cuối cùng của Quốc hội.

Họ muốn chính phủ phải hậu thuẩn dự án về nhà máy điện mới tại địa phương.

Một trong các dân biểu nói trên, là bà Michelle Landry, ở miền Bắc Queensland.

“Việc nầy sẽ hỗ trợ cho ngành sản xuất than đá, cũng như hỗ trợ cho các nhà máy điện chạy bằng than đá. Đó là chuyện chúng ta muốn thấy một nhà máy điện chạy bằng than đá, sẽ được xây dựng tại Queensland”.

Được biết vấn đề năng lượng tiếp tục gây sốc và bất lợi cho chính phủ.

Trong khi đó, khoa học gia thuộc đại học James Cook là bà Maxine Newlands cho biết, những người sống ở vùng phía bắc Queensland có mối cảm xúc lẩn lộn với kỹ nghệ than đá.

“Hầm mỏ khiến cho vùng bắc Queensland trở nên thịnh vượng, chúng ta làm ra nhiều tiền và bành trướng ra để những trăn trở về những gì mỏ than mang lại, như giá điện và thiếu công ăn việc làm sẽ không còn nữa”.

Thủ tướng Scott Morrison đã hứa hẹn 10 triệu đô la, cho việc nghiên cứu khả thi về một nhà máy điện mới chạy bằng than đá, mà lẽ ra là do điện mặt trời mang lại.

Công việc mới cho khu vực nầy, là những âm thanh dễ nghe đối với người dân địa phương, trong đó có ông Jack Spencer là một thợ mỏ than về hưu.

“Sẽ tốt đẹp khi có một nhà máy điện khác tại đây, nó giúp cho thị trấn nầy phát triển, thì quả là hết sức thuận lợi”.

Thế nhưng chẳng có bảo đảm nào rằng việc nầy sẽ xảy ra, trong trường hợp có diễn ra thì phải mất nhiều năm nữa.

Nghị viên hội đồng địa phương của vùng Whitsundays, là ông Peter Rummage, tỏ ra không lạc quan lắm.

“Chúng ta hiện bị đá lên đá xuống như một quả bóng chính trị, thế nhưng tôi nghĩ lại tuyệt vời như vậy”.

Dự án 2 tỷ đô la có thể kêu gọi sự quan tâm của các cử tri địa phương cần đến công việc và giá điện rẻ, cũng như các cử tri ở thành phố lo lắng về khí hậu thay đổi.

Ông Rummage cho biết, chẳng có cách nào để tiên đoán cư dân vùng nầy sẽ bỏ phiếu ra sao.

“Nơi nầy thường là một thị trấn cứ điểm mạnh mẽ của Lao động, thế nhưng nay những động lực đã thay đổi tại Collinsville rồi”, Peter Rummage.

Ngày bầu cử gần kề, người ta có cảm tưởng là mỗi một lá phiếu sẽ được đếm, cho tương lai của vùng Collinsville.
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share