Giới tiểu thương giúp định hình cho một cuộc bầu cử quan trọng, nhiều người chủ điều hành thương vụ với mức lời nhỏ bé và thường khi phải làm việc đến 14 giờ mỗi ngày, mới đáp ứng được những đòi hỏi của chính phủ về lương bổng, thuế vụ và hưu bổng.
Bà Emma Nguyễn điều hành một nhà hàng Việt Nam và cũng là một kế toán viên có bằng cấp cho biết, bà cảm thấy khó khăn để duy trì nhà hàng của bà.
“Ban đêm tôi chẳng ngủ sớm được, chuyện giấy tờ khiến tôi phải làm việc cả đêm".
"Tôi phải xem lại các thu nhập do bán hàng, các khoản chi tiêu và thời khóa biểu cũng như các kỳ hạn, rồi phải chắc chắn chúng sẳn sàng cho vào sổ sách và cho kế toán viên”, Emma Nguyễn.
Trong những năm gần đây, bà đã vật lộn với các phí tổn gia tăng, mà bà không thể tính lên khách hàng được.
Còn chủ nhà hàng Ý là ông Robert Gugliotta, cũng đồng ý.
“Mức lời biên tế lại còn ít hơn hiện nay, với sự cạnh tranh và chi phí tăng vọt, lương công nhân tăng, điện lực và thực phẩm tăng, nhưng chúng tôi không thể tăng giá trong thực đơn được, vì nếu tăng giá thì chúng tôi sẽ không còn khách nữa”.
Chi phí gia tăng khiến cho chủ nhân của một doanh nghiệp nhỏ, là bà Angela Vithoulkas phải ra tranh cử.
Đảng có tên là Đảng tranh đấu cho Tiểu Thương, hiện nhắm vào hai ghế Thượng nghị sĩ tại New South Wales và 2 tại Victoria.
Bà cho biết, bà muốn là tiếng nói của giới tiểu thương tại Quốc hội.
“Trong 5 năm qua, giới tiểu thương chứng kiến tổng phí lên khoảng 45 phần trăm, vốn là chuyện bất bình thường trong bất cứ ngành thương mại nào và những tổng phí như vậy, hầu như có thể được qui vào chính sách cuả chính phủ”.
Bà nói rằng, bà biết các chủ tiểu thương hiện vất vả để điều hành công việc của họ.
“Giới tiểu thương bị thử thách với lượng tiền mặt, cũng như trả lương cho nhân viên nữa và các tổng phí phải được đáp ứng".
"Thường khi các chủ nhân tiểu thương không được trả lương, khi tìm cách đáp ứng với mọi nghĩa vụ khác”, Angela Vithoulkas.
Còn bà Louise Rosser, điều hành một tiệm bán hoa và thường dậy từ lúc 3 giờ sáng để lấy hoa từ chợ.
“Có những căng thẳng trong mọi lúc, thế nhưng nếu quí vị làm một chuyện mà quí vị yêu thích và kiếm đủ sống, thì lúc đó cuộc đời quả là hết sức tươi đẹp”, Louise Rosser.
Bà cho biết lương bổng là một vấn đề then chốt trong cuộc bầu cử nầy và bất cứ việc tăng lương nào, cũng ảnh hưởng đến các tiểu thương như bà.
“Đảng Lao động đang nói nhiều về việc tăng lương, theo đó chúng tôi phải trả cho nhân viên, trước khi trả cho chính chúng tôi trong một số trường hợp, tùy thuộc vào thương vụ".
"Nếu việc tăng lương xảy ra, thì số tiền chúng tôi bỏ túi sẽ còn ít hơn nữa, vì vậy đối với cá nhân tôi thì đó là chuyện đáng kể”, Louise Rosser.
Trong khi đó, Giám Sát Viên về Tiểu thương là bà Kate Carnell nói rằng, bất cứ việc tăng lương nào cũng do Ủy ban Công bằng Nơi Làm Việc quyết định, mà chính phủ không can thiệp vào.
“Ủy ban Công bằng Nơi Làm Việc xem xét một loạt các vấn đề, khi họ đề ra mức lương tối thiểu liên quan đến sự trong sáng và bình đẳng, đó là lý do mà trong 2 năm qua đã gia tăng lương thối thiểu là 3,5 phần trăm hồi năm rồi và 3,3 phần trăm một năm trước nữa, đó là thời điểm mà chỉ số tiêu thụ là 2 phần trăm hay kém hơn".
"Vì vậy việc tăng lương trên chỉ số tiêu thụ, là một thách thức cho các tiểu thương để theo được”, Kate Carnell.
Bà cho biết việc vay mượn về mặt tài chính, là một vấn đề cũng quan trọng không kém và cần được bàn đến, dù bất cứ đảng nào thắng cử.
“Chúng ta cần thấy được có nhiều sự cạnh tranh tại chỗ, với 4 ngân hàng lớn họ đảm trách đến 85 phần trăm các thương vụ và họ không cho các tiểu thương vay mượn".
"Đây là một khó khăn lớn lao, vì vậy có thêm các cạnh tranh trên thị trường là điều chính yếu và đây phải là một quan tâm thực sự".
"Chúng ta không thể tăng trưởng kinh tế, nếu giới tiểu thương không vay mượn được”, Kate Carnell.
Lãnh vực kỹ thuật cũng là một yếu tố thúc đẩy cho nền kinh tế và một chuyên viên về khỡi nghiệp là ông Alex McCauley, muốn có nhiều vụ đầu tư vào kỹ thuật và phát minh.
Ông cho biết, gia tăng việc nghiên cứu và phát triển sẽ bảo đảm cho nước Úc, có thể cạnh tranh trên trường quốc tế.
“Một trong các vấn đề lớn nhất, là chúng ta phải thực sự chú tâm vào việc, làm thế nào chúng ta giúp đỡ người dân Úc và các công ty Úc, trong việc biến các ý tưởng trở thành hiện thực trong thương mại".
"Đó là chuyện hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển trong nền kinh tế nước Úc và hiện thời Úc kém hơn các nước trong khối OECD về việc nghiên cứu và phát triển".
"Chúng ta tiêu tốn khoảng 1,87 phần trăm của G.D.P vào chuyện nầy mỗi năm. Mức trung bình của OECD là khoảng 2,3 phần trăm và một số nước dẫn đầu như Israel và Nam hàn, hiện chi tiêu khoảng 4 phần trăm cho việc nghiên cứu và phát triển”, Alex McCauley.
Bất chấp mọi thách thức, hầu hết các chủ nhân tiểu thương đều đồng ý với chủ cửa hiệu bán hoa là bà Louise Rosser cho rằng, những phấn đấu và cố gắng của họ cũng mang lại các kết quả xứng đáng.
“Có những căng thẳng trong mọi lúc, thế nhưng nếu quí vị làm một chuyện mà quí vị yêu thích và kiếm đủ sống, thì lúc đó cuộc đời quả là hết sức tươi đẹp”, Louise Rosser.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại