Những ứng cử viên từ chức
Nhiều ứng cử viên của các đảng chính trị lớn đã vuột mất cơ hội chạy đua vào quốc hội liên bang trong cuộc bầu cử năm nay.
Đã có bảy ứng cử viên hoặc từ chức hoặc không được đồng ý tư cách ứng viên vì những bình luận hoặc những nội dung đăng trên các trang mạng xã hội gây tranh cãi của họ.
Bắt đầu từ đảng Tự do: Ứng cử viên Tasmania Jessica Whelan và ứng cử viên Victoria Jeremy Hearn đều phải tự mình rút khỏi vị trí ứng viên vì những bình luận chống Hồi giáo đã được họ đưa lên mạng, trong khi Steve Killin đã phải từ chức vì bày tỏ thành kiến đối với người đồng tính.
Ở đảng Lao động, ứng viên Luke Creasey đã từ chức khi những nhận định phân biệt giới tính xuất hiện trên Facebook, còn Wayne Kurnoth cũng bị tước quyền ứng cử vì những bình luận chống người Do Thái, trong khi ứng viên Melissa Parke xin rút khỏi danh sách ứng cử vì những bình luận gây tranh cãi của cô về Israel.
Về phía đảng One nation, ứng viên Steve Dickson đã bị buộc phải từ chức sau khi đoạn video quay cảnh ông ta có những hành vi và ngôn ngữ không thích hợp tại một câu lạc bộ thoát y bị tiết lộ.
Cộng đồng đặt vấn đề
Tình trạng vừa kể khiến nhiều lãnh tụ cộng đồng phải bày tỏ sự nghi ngờ về tiến trình kiểm tra điều kiện của các ứng cử viên được các đảng chính trị đề cử.
Ông Bilal Rauf, thuộc Hội đồng Lãnh tụ Hồi giáo Úc National I'mams Council lo ngại rằng những lời lẽ bài Hồi giáo của các ứng cử viên này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng của ông.
"Trong những lời bình luận mà họ đưa ra, với bản chất phỉ báng của chúng, thực sự đã làm dấy lên câu hỏi là liệu họ có phù hợp và đúng là người nên được chọn ngay từ đầu không."
Ông Rauf nói rằng thật đáng thất vọng khi những ứng cử viên này đã không đủ tiêu chuẩn ngay từ đầu.
"Và đó là một mối quan tâm thực sự bởi vì chúng đã khơi dậy nỗi sợ hãi, sự chia rẽ, và lòng thù hận. Những lời nói đó thật sự có ảnh hưởng. Chúng ta đã thấy chúng dẫn đến những vụ khủng bố ở Christchurch và ở những nơi khác trên thế giới như thế nào rồi đấy."
"Trong những lời bình luận mà họ đưa ra, với bản chất phỉ báng của chúng, thực sự đã làm dấy lên câu hỏi là liệu họ có phù hợp và đúng là người nên được chọn ngay từ đầu không." Bilal Rauf thuộc Hội đồng Lãnh tụ Hồi giáo Úc National I'mams Council
Một nhóm khác cũng bị các ứng viên này nhắm đến, đó là cộng đồng L-G-B-T-I-Q.
Giám đốc điều hành của nhóm vận động cho quyền bình đẳng tại Úc Equality Australia, bà Anna Brown, nói rằng các đảng chính trị nên cẩn thận hơn về ngôn ngữ họ sử dụng.
"Chúng ta phải suy nghĩ về tác động của ngôn từ, đặc biệt là đối với người L-G-B-T-I-Q, khi mọi người thể hiện thái độ thành kiến hay thù ghét họ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ rất nhiều và cũng có thể dẫn đến tình trạng tội phạm về sự thù ghét gia tăng."
Bà Brown nói trong quá trình lựa chọn ứng cử viên trong nội bộ các đảng chính trị, việc sàng lọc và chứng thực là những bước hết sức quan trọng.
"Việc giải quyết những vụ ứng viên thành kiến và thù ghét người đồng tính cũng như việc kỷ luật họ là trách nhiệm của các đảng chính trị."
"Chúng ta phải suy nghĩ về tác động của ngôn từ, đặc biệt là đối với người L-G-B-T-I-Q, khi mọi người thể hiện thái độ thành kiến hay thù ghét họ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ rất nhiều và cũng có thể dẫn đến tình trạng tội phạm về sự thù ghét gia tăng."
Phát ngôn của Hội đồng Điều hành Cộng đồng người Do Thái tại Úc, Alex Ryvchin nói rằng ông kinh hoàng trước những bình luận chống Do Thái của các ứng cử viên.
"Chủ nghĩa bài Do Thái thường bị xem là chỉ phát sinh từ một phía chính trị hoặc một nhóm tôn giáo hay một nhóm chính trị nào đó, nhưng những gì chúng ta đã thấy trong các tuần gần đây, cùng với những lời tuyên bố được tung ra khiến nhiều người tự hỏi có phải chúng cũng đang thực sự là vấn đề được nhiều chính khách khác chấp nhận và chia sẽ?"
Theo ông Ryvchin, hệ thống kiểm tra cần phải được cải thiện bởi các đảng chính trị để đảm bảo rằng những định kiến được giải quyết rốt ráo.
"Chúng ta phải suy nghĩ về tác động của ngôn từ, đặc biệt là đối với người L-G-B-T-I-Q, khi mọi người thể hiện thái độ thành kiến hay thù ghét họ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ rất nhiều và cũng có thể dẫn đến tình trạng tội phạm về sự thù ghét gia tăng." Anna Brown, Giám đốc điều hành Equality Australia
"Những gì chúng ta đang thấy trong tình hình hiện nay với các vụ tấn công bạo động vào cộng đồng Do Thái và những người có đức tin khác trên khắp thế giới, khi mà sự kích động trên các mạng xã hội đang đóng vai trò then chốt trong chuyện này, đặc biệt là việc sử dụng các lý thuyết âm mưu và ý đồ như những phương tiện kích động thù hận, thật sự đã dẫn đến những vụ chết người."
"Chúng ta thấy điều đó tại Pittsburgh hồi năm ngoái, chúng ta cũng thấy điều này trong một vụ xả súng gây chết người tại một giáo đường Do Thái ở San Diego. Cho nên những người muốn trở thành công chức, phải biết điều này rõ hơn và cũng phải hành xử tốt hơn."
Vì vậy trong ngày bầu cử quốc hội liên bang 18/5 tới đây, chắc hẳn vấn đề đức hạnh của các ứng viên sẽ được cử tri đặt lên hàng đầu.