Trong khi cảnh sát hiện diện khắp nơi trên khắp nước, các nhà lãnh đạo New Zealand bắt đầu chuyển chú tâm của họ sang các luật lệ về súng đạn đã có từ 30 năm qua.
Một chuyên viên về khủng bố nói rằng mặc dù nước Úc có luật lệ kiểm soát súng đạn tốt hơn nhưng nhà cầm quyền cũng phải quan tâm đến khả năng mà ông gọi là những của tấn công bắt chước có thể xảy ra tại Úc.
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau vụ tấn công khủng bố gây chấn động thành phố yên bình Christchurch, Thủ tướng New Zealand bà Jacinda Ardern gởi đi một thông điệp mạnh mẽ
“Ngay bây giờ tôi có thể nói với quí vị một điều, đó là luật lệ về súng đạn của chúng ta sẽ phải thay đổi”.
Nghi can là một thanh niên Úc 28 tuổi được xác định là Brenton Tarrant có giấy phép sở hữu 2 khẩu súng bán tự động, 2 khẩu shotgun và một khẩu súng có cần lên đạn, mà tay nầy được biết đã sử dụng tại 2 thánh đường Hồi giáo ở Christchurch.
Thảm kịch nói trên khiến 50 người thiệt mạng tại chỗ, và cũng khiến cho luật lệ về súng đạn tại New Zealand đã có từ 30 năm qua hiện gặp nhiều nghi vấn.
Hiện nay tại New Zealand trung bình cứ 4 người sở hữu một khẩu súng và không có điều khoản nào cấm về loại vũ khí bán tự động kiểu quân sự.
Với chỉ có loại súng bán tự động kiểu quân đội là cần phải được đăng ký, còn đa số thì không được nhà cầm quyền quan tâm đến và không hề có ngăn cấm.
Nay chính phủ Tân tây Lan hành động nhanh chóng về luật lệ kiểm soát súng đạn trong tương lai và hứa hẹn sẽ cấm đoán các loại vũ khí bán tự động.
Các đề nghị mới hiện nhận được phản ứng, hầu như tích cực của công chúng.
Chủ nhân cửa hiệu bán súng là ông Ian Briton cho biết, ông ủng hộ việc thắt chặt luật lệ, cũng như qui định người nào cần đến súng đạn.
“Có lẽ cần phải cân nhắc đối với những người sở hữu nhiều vũ khí hơn mức cần thiết, nhưng miễn là họ có trách nhiệm, và dĩ nhiên là về nhiều chuyện khác nữa," ông Briton nói.
"Chúng ta cần phải có tự do, thế nhưng chúng ta cũng cần sử dụng vũ khí một cách cần thiết và hợp pháp.”
Việc so sánh với số lượng là 3 triệu rưỡi khẩu súng tại Úc, với dân số 24,6 triệu người, tính trung bình cứ 8 người là có một khẩu súng.
Các chuyên gia tin rằng, nước Úc có luật lệ nghiêm nhặt nhất về súng đạn trong khu vực, thế nhưng việc nầy chỉ đến khi xảy ra vụ thảm sát tại Port Arthur vào năm 1996.
Tại Úc, việc sở hữu một khẩu súng không đăng ký là bất hợp pháp và chính phủ hạn chế chặt chẽ các loại vũ khí tự động và bán tự động, sau vu thảm sát nói trên khiến 35 người chết và 23 người khác bị thương tại Port Arthur thuộc Tasmania.
Nhiều học giả cũng liên kết vụ tấn công tại Christchurch, như là một vụ thảm sát Port Arthur tại New Zealand.
Chuyên gia chống khủng bố là giáo sư Greg Barton cho đài SBS biết rằng, nhận thức về việc sở hữu loại súng trường tấn công tại New Zealand sẽ thay đổi nhanh chóng.
“Đó là mối quan tâm tức thời ở hai cấp bậc hiện nay tại New Zealand. Trong nhiều năm qua nước này vẫn cho phép sử dụng rộng rãi các loại súng trường tự động như tại Mỹ, mà chẳng xảy ra một hậu quả tệ hại nào cả," giáo sư Barton nói.
"Nay thì không còn thế nữa, bất kỳ ai với một khẩu súng trường tự động AR-15 sẽ đi ra ngoài và sử dụng nó vào bất cứ mục đích nào, tương tự như hung thủ trong vụ nổ súng tại Christchurch vừa qua”.
Giáo sư Barton nói rằng, trong khi việc sở hữu những loại vũ khí như vậy rất khó khăn tại Úc, thì vẫn có những lo sợ về điều mà ông gọi là những vụ tấn công tương tự có thể xảy ra, với các phương tiện khác.
“Gần như cứ cách vài tuần lễ là chúng ta lại phát hiện ra ma túy, và chúng ta thấy trên trang nhất các tờ báo đầy những hình ảnh ma túy, tiền bạc, rồi súng đạn. Các tội phạm có tổ chức thuộc đường dây buôn lậu ma túy nay có các vũ khí nầy, rồi họ có thể chuyển qua tay những kẻ khủng bố với giá thích hợp. Chúng ta cần phải quan tâm về chuyện nầy," giáo sư Barton nói.
"Chính khẩu súng trường AR-15 đã giết hại nhiều người trong vụ tấn công nói trên. Thế nhưng nếu không có nó, thì một số người có thể quay về áp dụng những cách thức quen thuộc hơn, chẳng hạn như dùng xe hơi tông vào khách bộ hành, hoặc dùng dao đâm chém, hoặc dùng một loại súng thông thường. Những mối đe dọa đó nay có thể xảy ra nhiều hơn, bởi vì việc bắt chước là động cơ mà chúng ta thấy được lập lại lần nầy qua lần khác”.
"Tôi sẽ không bao giờ trở thành một phần trong Quốc hội, mà làm suy yếu luật lệ về kiểm soát súng đạn tại New South Wales”, Michael Daley.
Vụ tấn công khủng bố tại Christchurch, cũng khiến cho luật lệ súng đạn tại New South Wales trở thành một vấn đề tranh cãi chính trị.
Trong khi cuộc bầu cử tiểu bang sắp đến gần, chính phủ Berejiklian và phe đối lập đã chỉ trích lẫn nhau, về việc làm yếu đi luật lệ kiểm soát súng đạn.
Thủ hiến Gladys Berejiklian nói rằng, lãnh tụ đối lập Michael Daley nên cắt đứt các quan hệ với đảng Bắn Súng, Câu Cá và Làm nông, theo sau vụ tấn công tại Christchurch.
Còn ông Daley đã hủy bỏ việc dành phiếu ưu tiên cho đảng Bắn Súng tại một số đơn vị và cho biết, ông không loại bỏ việc lệ thuộc vào các ủng hộ viên của đảng Bắn Súng, nếu ông cảm thấy chính phủ của ông lâm vào tình trạng thiểu số.
Bà Berejiklian cho rằng, việc liên kết như vậy có thể khiến cho ông Daley chịu áp lực, trong việc giảm nhẹ luật lệ về kiểm soát súng đạn.
“Họ ủng hộ việc cho phép việc sử dụng súng cho những đứa trẻ đến 10 tuổi, họ cũng ủng hộ việc mang loại súng bán tự động vào tiểu bang New South Wales".
"Tôi không ủng hộ chuyện nầy, không bao giờ và tôi nghĩ lãnh tụ Lao động và đảng của ông ta, cần phải có lời kêu gọi tương tự”, Gladys Berejiklian.
Thế nhưng ông Daley cho biết, ông không dung thứ bất cứ hành động nào, làm suy yếu luật lệ kiểm soát súng đạn.
“Tôi có thể nói với quí vị rằng, nếu đảng Tự do, Quốc gia rồi đảng Bắn Súng kết hợp lại làm suy yếu đi luật lệ về súng đạn tại New South Wales, thì tôi sẽ từ chức khỏi Quốc hội".
"Tôi sẽ không bao giờ trở thành một phần trong Quốc hội, mà làm suy yếu luật lệ về kiểm soát súng đạn tại New South Wales”, Michael Daley.
Việc thay đổi luật lệ về súng đạn tại Tân tây Lan, làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trên trang mạng xã hội, với những người Mỹ so sánh sự tương đồng của chính phủ Mỹ và chính phủ New Zealand.
Bằng cách so sánh, thì cứ 100 người tại Mỹ là có 120 khẩu súng, tức là có hơn một khẩu súng cho mỗi người.
Đã có 1981 vụ xả súng giết chết người tại Mỹ, kể từ khi vụ nổ súng tại trường học Sandy Hook, diễn ra vào tháng chạp năm 2012.
Người Mỹ nhắm mục tiêu vào sự phản ứng khác biệt, đối với các vụ nổ súng vào đám đông, giữa hai chính phủ.
Những nhà tranh đấu cho việc kiểm soát súng đạn tại Mỹ cho rằng, chính phủ New Zealand phải có hành động mạnh mẽ và quyết liệt, thay vì chỉ đưa ra những gì mà họ cho là, ‘các suy nghĩ và cầu nguyện’ đến bạn bè và gia đình của các nạn nhân.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại