Tương lai cho năng lượng tái tạo từ sóng của Úc sẽ đi đâu về đâu?

The waves of the Ionian sea hit the beaches of Schiavonea in

The waves of the Ionian sea hit the beaches of Schiavonea in Corigliano Rossano Source: LightRocket

Tương lai của trung tâm thương mại khai thác năng lượng từ sóng biển đầu tiên của Úc đang bị trì hoãn sau khi chính phủ Tây Úc kết thúc thỏa thuận với công ty năng lượng Carnegie Clean Energy. Công ty này đã được chọn để phát triển dự án trang trại khai thác năng lượng từ đại dương Albany trị giá 16 triệu đô la, với mục đích biến khu vực này thành một trung tâm năng lượng tái tạo được công nhận trên toàn thế giới.


Khi chính phủ tiểu bang và liên bang đang tranh cãi về các mục tiêu giảm khí thải, các chính trị gia muốn nói đến việc chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Sự quan tâm đến nguồn năng lượng từ sóng biển (wave energy) như một giải pháp khả thi đang được chú ý nhiều hơn, thế nhưng năng lượng gió và mặt trời vẫn thống trị ngành kỹ nghệ năng lượng của Úc.

Năng lượng từ sóng là năng lượng được tạo ra một cách tự nhiên khi gió thổi qua đại dương và gây ra sóng.

Công nghệ tái tạo năng lượng mới nắm bắt năng lượng được tạo ra bởi những con sóng, chuyển đổi thành điện năng và năng lượng.

Nhà nghiên cứu năng lượng từ sóng, kỹ sư và nghiên cứu sinh tại Đại học Griffith là Joao Morim nói rằng năng lượng sóng đáng tin cậy hơn các nguồn năng lượng tái tạo truyền thống khác.

“Chúng ta có thể có gió và năm phút sau, không còn gió nữa. Năng lượng từ mặt trời thì sao, chúng ta có thể có ánh nắng và sau đó những đám mây đen kéo đến và đột nhiên nguồn năng lượng tái tạo giảm từ 30% xuống chỉ còn 5%. Sóng biển luôn luôn xảy ra, vì vậy năng lượng từ đại dương phù hợp hơn với khả năng dự đoán tốt hơn".

Năng lượng từ sóng biển có tiềm năng đóng góp rất lớn cho lĩnh vực năng lượng tái tạo của Úc trong dài hạn và tạo ra nhiều năng lượng trên mỗi mét vuông nhiều hơn các phương pháp khác.

Tuy nhiên, ông Morim - người có dự án được hỗ trợ bởi C-S-I-R-O - cho biết chi phí cao trong việc xây dựng các dự án năng lượng từ sóng bắt đầu đang cản trở sự tăng trưởng của lĩnh vực này.

"Chi phí sản xuất điện vẫn không tương thích  khi so sánh với nguồn năng lượng từ mặt trời hoặc gió, vì vốn đầu tư, chi phí truyền tải điện và cáp nước chẳng hạn, cùng khả năng của thiết bị để tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vẫn là một thách thức đối với ngành năng lượng sóng."

Phó Giáo sư Khoa Kỹ thuật Điện và Viễn thông thuộc Trung tâm Năng lượng và Môi trường Đại học New South Wales, Iain MacGill, đồng ý với ý kiến này.
“Chúng ta có thể có gió và năm phút sau, không còn gió nữa. Năng lượng từ mặt trời thì sao, chúng ta có thể có ánh nắng và sau đó những đám mây đen kéo đến và đột nhiên nguồn năng lượng tái tạo giảm từ 30% xuống chỉ còn 5%. Sóng biển luôn luôn xảy ra, vì vậy năng lượng từ đại dương phù hợp hơn với khả năng dự đoán tốt hơn". Joao Morim
Ông nói để có thể khai thác năng lượng sóng, cần đầu tư và nghiên cứu thêm để tìm ra cách thực hiện  hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

"Úc thực sự có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực kỹ nghệ năng lượng sóng và có một số công nghệ khá hứa hẹn ngoài khơi. Nhưng chúng ta chưa biết nguồn năng lượng nào thực sự mang lại hiệu quả nhất, do đó chúng ta nên thử và tìm cách khai thác nguồn năng lượng sóng biển. Việc này cũng có thể phụ thuộc vào bối cảnh, đáy biển, bản chất của năng lượng sóng mà chúng ta đang cố gắng nắm bắt để xác định công nghệ nào hoạt động tốt nhất."

Chính phủ Lao động ở Tây Úc đã hứa hẹn đầu tư  vào lĩnh vực năng lượng sóng trong thời gian tới cuộc bầu cử.

Chính phủ đã lên kế hoạch hợp tác với công ty phát triển công nghệ Carnegie Clean Energy để tài trợ cho trang trại khai thác năng lượng từ sóng đầu tiên của Úc ở Albany.

Tuy nhiên, hiện chính phủ đã rút điều này ra khỏi lời hứa khi tranh cử cử.

Bộ trưởng Phát triển Khu vực của Tây Úc, Alannah MacTiernan, nói rằng chính phủ đã chấm dứt thỏa thuận sau khi xem xét tài chính của Carnegie Clean Energy.

"Chúng tôi kết luận rằng công ty này không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận này. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người thọ thuế, chúng tôi đã chấm dứt thỏa thuận này".

Quyết định của chính phủ được đưa ra sau khi Sàn giao dịch chứng khoán Úc cấm Carnegie Energy giao dịch vì công ty đã không nộp báo cáo tài chính trong nửa năm.

Trong một tuyên bố, Carnegie Energy nói rằng họ thất vọng về quyết định của chính quyền tiểu bang.

"Chính phủ tiểu bang đã được chúng tôi cung cấp một bản Kế hoạch tài trợ dự án vào tháng 2 được sửa đổi, trong đó phác thảo kế hoạch của Carnegie, để bảo đảm thực hiện dự án Albany trong một thời gian dài với nguồn ngân sách giảm. Carnegie đánh giá cao sự cam kết và hỗ trợ liên tục từ cộng đồng Albany trong suốt dự án. Albany vẫn là một trong những nơi hấp dẫn nhất trên toàn thế giới để  khai thác tiềm năng của năng lượng song".

Thủ hiến Mark McGowan của Tây Úc đang biện hộ cho mối liên hệ của chính phủ với công ty  này và nói rằng họ vẫn cam kết vì một tương lai sử dụng năng lượng tái tạo.


Share