Văn hóa lâu đời của người thổ dân ở Úc có thể giúp một trong những cộng đồng mới tới. Những người trẻ trong cộng đồng Nam Sudan và thổ dân ở Melbourne gặp nhau trao đổi kinh nghiệm và tìm cách thay đổi cái nhìn của công chúng về cộng đồng của họ.
Hiện diện trong buổi hội thảo do Đại học Melbourne chủ trì có cô Nyawech Fouch, người cực lực phản đối những tuyên bố của chính phủ về cái gọi là văn hoá băng đảng của người Nam Dudan.
"Tôi nhận ra vấn đề nghiêm trọng như thế nào. Truyền thông có thể làm cho người ta cảm thấy bất lực, và biến người ta thành mục tiêu, cũng như tạo thành kiến về một cộng đồng.”
Cô Fouch thường lên tiếng trong cộng đồng kể từ khi cho người thân trong gia đình bị sát hại vì lý do kỳ thị chủng tộc vào năm 2007.
"Tôi đã nhìn thấy cái chết của người anh họ tác động lên gia đình của tôi như thế nào, và tôi cũng thấy cộng đồng chia rẽ vì lo sợ chuyện tương tự cho thể xảy ra cho chính con cháu họ.”
Đây là diễn đàn đầu tiên để hai cộng đồng nhỏ bé này thảo luận về những thách thức mà họ đang phải đối diện, để từ đó tìm cách tồn tại và thay đổi những thành kiến về họ.
"Thảo luận với cộng đồng thổ dân cho tôi thấy rằng chúng tôi cần hợp tác với nhau, cùng giúp sức mạnh cho nhau và làm nhiều hơn nữa để giải quyết những vấn đề tác động lên cộng đồng."
Trong ban lãnh đạo thanh niên thổ dân Koori, Indi Clarke, 26 tuổi, nói rằng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chính là tiếp sức mạnh cho nhau.
"Lần đầu tiên chúng tôi lắng nghe nhau, đánh giá và hành động theo tiếng nói của giới trẻ lâu nay không xuất hiện, là những người thường im lặng. Không ai lắng nghe họ nhưng nay họ có dịp lên tiếng, để những người trong vị trí đưa ra những quyết định như chúng tôi phải lắng nghe."
Trong vai trò của anh, Indi Clarke có trách nhiệm làm sao tiếng nói của giới trẻ thổ dân, nam cũng như nữ được những người làm chính sách quan tâm và hiểu được các vấn đề của họ.
Sáng kiến chia sẻ kinh nghiệm này chỉ mới được thực hiện ở Melbourne, nhưng Indi Clark tin rằng đây là điều các cộng đồng nhỏ như Nam Sudan và thổ dân có thể tận dụng diễn đàn như thế này để thay đổi bộ mặt của họ trên toàn quốc.
“Thường chúng ta chỉ gói gọn các câu chuyện trong cộng đồng chứ không chia sẻ và cùng các cộng đồng khác thay đổi một cách gì đó cho giới trẻ."
Đây là một buổi trao đổi xúc động khi nhiều người nhớ lại những câu chuyện kỳ thị hoặc cảm giác mơ hồ về bản sắc của mình.
Một thiếu nữ thổ dân nói cô rất cảm kích khi thấy mọi người mạnh dạn chia sẻ những trải nghiệm một cách chân thành.
"Tôi nghĩ chúng tôi học hỏi được ở nhau rất nhiều khi ngồi lại chia sẻ, cũng như cảm nhận được những câu chuyện nghe được hôm nay sẽ tác động đến bản thân như thế nào."
Cả hai cộng đồng đều cảm thấy họ bị kỳ thị chủng tộc và gạt ra ngoài lề xã hội.
Sebit Gurech người Nam Sudan tâm sự những gì anh đọc được trên tin tức nói về băng đảng gốc Phi châu càng làm cho anh cảm thấy lạc lõng hơn bao giờ hết.
"Tôi nhận thấy người ta nhìn tôi bằng cặp mắt khác. Tôi luôn phải chịu đựng sự kỳ thị nhưng bây giờ là kiểu kỳ thị khác, nó dễ nhận thấy hơn."
Nhưng những người trong buổi hội thảo đề đồng ý họ không muốn chú trọng đến những điều tiêu cực nữa, thay vào đó tìm cách vinh danh các thành quả của giới trẻ và cộng đồng của họ, sống với niềm tin và hy vọng.
Anh Sebit Gurech tin rằng tiếng nói thống nhất trong cộng đồng sẽ giúp những người trong đó không cảm thấy lẻ loi.
“Biết những người ở trong cùng thế giới của tôi đã giúp tôi có thể trả lời khi có ai đó nói làm gì có thế giới đó, tôi nói, bạn không biết chứ tôi đến từ thế giới đó đấy."