Theo những thay đổi nầy, những người xin visa có thể cần phải cung cấp các dữ kiện về sinh học và con số lần xin visa có thể bị giảm bớt.
Chính phủ liên bang cho biết, hệ thống visa Uc cần được cải tổ.
Chính phủ đã ban hành một mẫu tham vấn và mong được mọi người hồi đáp về kế hoạch của chính phủ, trong việc duyệt xét lớn lao về hệ thống visa hiện tại, trong đó có thời gian thử thách trước khi loại visa vĩnh viễn được ban cấp và giảm bớt loại visa hiện hành gồm 99 xuống còn 10 loại mà thôi.
Chính phủ cũng lên tiếng về việc thu thập các dữ liệu sinh học của những người nạp đơn xin visa, như dấu tay và kiểm tra các thông tin về mắt.
Hệ thống hiện tại của Úc đã được áp dụng trong gần 30 năm qua và Tổng trưởng Di trú, ông Peter Dutton cho đài phát thanh Adelaide biết rằng, hệ thống cũ quá phức tạp và lỗi thời.
"Chúng ta hiện không còn sống vào thời điểm của thập niên 40 hay đầu 50, hoặc một lúc nào đó mà nước Úc đầy may mắn như những ngôn từ của thời bấy giờ".
"Chúng ta hiện có nhiều sắc thái trong các thức nhập cư những người có tay nghề, có vốn liếng để bắt đầu các doanh nghiệp", ông Peter Dutton.
Theo một phúc trình của OECD tức Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế hồi năm 2015, có hơn 80 phần trăm các di dân đã trở thành công dân Úc và có hơn 5 triệu người được cấp quốc tịch, kể từ khi tiến trình nầy được áp dụng từ năm 1949.
Tuy nhiên chính phủ muốn có sự phân biệt rõ, giữa visa tạm thời và tư cách thường trú nhân.
Bộ Di Trú nói rằng, tư cách thường trú nên là một cách thức mà chỉ các di dân có thể đẩy mạnh nền kinh tế Úc như sinh viên quốc tế và các nhân công có tay nghề, mới hội đủ.
Bà Jenny Lambert thuộc Phòng Thương mại và Kỹ Nghệ Úc châu nói rằng, có một sự lầm lẫn khi cho rằng visa tạm thời chỉ là một hình thức cư trú ngắn hạn mà thôi.
"Chúng ta rất hài lòng với ý tưởng cho là, chúng ta cần làm rõ hơn đối với cộng đồng rằng, không có cách nào mà mọi người có visa tạm thời đương nhiên trở thành thường trú".
"Việc nầy không nên được xem là một con đường tự động và nếu như cộng đồng có cảm tưởng như vậy, thì chúng ta cần thay đổi quan niệm đó", bà Jenny Lambert.
"Chúng ta muốn có một trình độ hiểu biết về Anh ngữ, chúng ta muốn những người nầy ràng buộc với luật pháp Úc và gắn kết với các giá trị Úc và nếu họ không hội đủ điều kiện như vậy, rõ ràng là chúng ta không muốn họ trở thành công dân Úc", Tổng trưởng Peter Dutton.
Theo hệ thống hiện hành, hầu hết những người thuộc diện có visa thường trực, không đòi hỏi có giai đoạn tạm thời và các ứng viên không bị yêu cầu phải có thời gian cư trú tại Úc, trước khi nạp đơn hay được cấp tư cách thường trú.
Thế nhưng việc nầy cũng có thể thay đổi qua việc chính phủ đề ra ý niệm về một thời gian thử thách, trước khi cấp visa vĩnh viễn.
Ông Nick Tebbey thuộc Hội đồng Định cư Úc châu nói rằng, trong khi ông tin rằng đó là một hình thức đơn giản, thì cũng nên có các trường hợp miễn áp dụng cho người tỵ nạn.
"Ý tưởng đặt ra Visa Bảo vệ Tạm Thời quả có những thành phần gây khó khăn trong đó".
"Chắc chắn đối với nhiều người và một số di dân, đó là con đường nhân đạo khi họ được vào Úc với loại visa nầy, vốn là loại visa vĩnh viễn".
"Họ rõ ràng đã trốn chạy những vụ đàn áp và cần được nước Úc bảo vệ, vì vậy mang họ đến đây với visa Bảo vệ Tạm thời và họ có thể cuối cùng trở thành trường trú hay không, dường như đi ngược lại bổn phận bảo vệ của chúng ta và đó là những gì mà chúng ta muốn thấy được suy xét cẩn thận trong bất cứ hành động nào", ông Nick Tebbey.
Việc duyệt xét toàn bộ visa là cố gắng sau cùng trong kế hoạch an ninh của chính phủ.
Việc nầy cũng tiếp tục đẩy mạnh kỳ thi quốc tịch mới sẽ khó khăn hơn, các đòi hỏi trình độ Anh ngữ phải ở cấp đại học, cho các ứng viên nạp đơn xin quốc tịch Úc.
Tổng trưởng Dutton cho rằng, quốc tịch là một vấn đề ưu tiên và là sự kiện thích nghi hoá với lối sống Úc và là đỉnh cao, đối với những người muốn trở thành công dân Úc.
"Chúng ta muốn có một trình độ hiểu biết về Anh ngữ, chúng ta muốn những người nầy ràng buộc với luật pháp Úc và gắn kết với các giá trị Úc và nếu họ không hội đủ điều kiện như vậy, rõ ràng là chúng ta không muốn họ trở thành công dân Úc", Tổng trưởng Peter Dutton.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại