Các ứng viên hiện được cứu xét để thay thế cho ông Tim Soutphommasane khi nhiệm kỳ 5 năm của ông sẽ chấm dứt vào tháng 8 sắp tới.
Thế nhưng Viện Công Vụ hiện vận động việc để trống chức vụ nầy và nói rằng vai trò của Ủy Viên là phải chú tâm vào sự đoàn kết về chủng tộc.
Nhiệm kỳ 5 năm của ông Tim Soutphommasane sẽ chấm dứt vào tháng 8 sắp tới, thế nhưng ông thừa nhận rằng hãy còn nhiều thử thách còn lại, cho người kế nhiệm phải giải quyết.
"Các phong trào cực hữu và chủ nghĩa dân túy quốc gia hiện trên đà gia tăng và việc nầy tạo nên những thử thách cho bất cứ xã hội đa văn hóa nào vốn tin vào sự bình đẳng và minh bạch".
"Chúng ta cần bảo đảm rằng chúng ta sẽ không tụt hậu trong các vấn đề như vậy, mà phải tiếp tục có các bảo đảm mạnh mẽ và hữu hiệu, chống lại sự phân biệt chủng tộc và những thù hận sắc tộc, hầu vận động cho những hiểu biết tốt đẹp hơn về các dị biệt văn hóa", Tim Soutphommasane.
Trong nhiệm kỳ của mình, ông nầy là người chỉ trích mạnh mẽ đề nghị của chính phủ Liên đảng nhằm thay đổi điều 18C trong Đạo Luật Chống Kỳ Thị ChủngTộc.
Các đề nghị nầy cho rằng, không còn có việc vi phạm đối với người nào khi chỉ trích, họ chỉ vì chủng tộc của người đó.
Ông cũng can dự trong cuộc điều tra về kỳ thị chủng tộc của nhà vẽ tranh biếm họa đã quá cố là ông Bill Leak, qua bức hí họa vẽ người cha và con trai Thổ dân.
Ông cho biết, ông không sợ hãi khi lên tiếng chống lại sự kỳ thị chủng tộc.
"Đạo luật Chống Kỳ Thị Chủng Tộc vẫn tồn tại với mọi người Úc, nó bảo đảm người dân Úc thuộc mọi nguồn gốc, đều chống lại sự kỳ thị và hận thù chủng tộc".
"Tôi không xin lỗi dưới bất cứ hình thức nào, về việc thi hành công việc một cách mạnh mẽ và không sợ hãi, hay phải chiều chuộng một ai".
"Cộng đồng người Úc kỳ vọng rằng, bất cứ ai ngồi vào chỗ của tôi sẽ mạnh mẽ trong việc tranh đấu cho sự bình đẳng sắc tộc và chống lại bất cứ sự kỳ thị nào", Tim Soutphommasane.
Thế nhưng đã có những lời kêu gọi từ phía chính phủ là nên bãi bỏ hức vụ nầy, với lương bổng gần 350 ngàn đô la mỗi năm.
Viện Công Vụ tại Melbourne đã gởi tin vắn đến các dân biểu quốc hội rằng, vai trò đó chỉ nhắm vào sự dị biệt sắc tộc và nên bỏ trống.
"Ủy Viên Chống Kỳ Thị giữ vai trò quan trọng trong việc đề ra ngôn từ trong việc thảo luận công khai, có liên quan đến chuyện kỳ thị, phân biệt hay không khoan thứ vốn là những chuyện không được hoan nghênh trong xã hội Úc", Alia Imtoual.
Giám đốc chính sách của Viện là ông Simon Breheny cho biết, mục tiêu nên là đoàn kết hơn là chia rẽ.
"Những gì chúng ta nên tập trung vào là ý tưởng đoàn kết người dân Úc lại với nhau và những gì mà quốc gia vĩ đại nầy đã được thành lập dựa trên tự do và dân chủ".
"Một trong các ý tưởng đằng sau vấn đề tự do và dân chủ là chúng ta được đối xử như mỗi cá nhân con người, chứ không phải là thành viên cuả một sắc tộc nào đặc biệt", Simon Breheny.
Thế nhưng Tổng TrưởngTư Pháp Christian Porter bác bỏ lời kêu gọi nói trên, trong một thông cáo gởi đến SBS.
"Ủy Viên Chống Kỳ Thị Chủng Tộc sẽ được thay thế và việc tuyển mộ công khai, hiện được tiến hành với việc nhận đơn đã hết hạn hồi tháng rồi và việc bổ nhiệm một Ủy Viên mới sẽ được loan báo sau đó".
Còn Liên đoàn các Cộng Đồng Sắc Tộc Úc châu gọi tắt là FECCA cho biết, vị Ủy Viên sắp tới sẽ là người có tiếng nói mạnh mẽ đối với di dân.
Giám đốc về chính sách cuà FECCA là bà Alia Imtoual nói rằng, đó là một vai trò quan trọng cho nước Úc.
"Ủy Viên Chống Kỳ Thị giữ vai trò quan trọng trong việc đề ra ngôn từ trong việc thảo luận công khai, có liên quan đến chuyện kỳ thị, phân biệt hay không khoan thứ vốn là những chuyện không được hoan nghênh trong xã hội Úc", Alia Imtoual.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại