Kế hoạch giảm thuế gần 2 ngàn tỷ đô la Úc cho các doanh nghiệp và những người Mỹ giàu có trong khi với những người có lợi tức trung bình và thấp chỉ được cắt giảm chút ít mà thôi.
Các viên chức Tài chính và Ngân khố, hiện theo dõi diễn tiến của đạo luật giảm thuế của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và mong muốn thực hiện những điều mà họ nhận thấy.
Kế hoạch của ông Trump sẽ giảm thuế công ty từ 35 xuống còn 21 phần trăm, khiến cho Tổng trưởng Ngân khố Scott Morrison khuyến khích chính phủ liên bang nên hành động tương tự.
Trong khi đó, bộ Ngân khố cảnh cáo nếu chính phủ không hành động, việc nầy có nguy cơ ảnh hưởng đến mức phát triển kinh tế của Úc cũng như thuế thu nhập.
Ông Morrison cho đài Sky News biết rằng, nước Úc nên đi theo sự hướng dẫn của Mỹ nếu muốn nước Úc vẫn còn ở thế cạnh tranh.
"Nếu chúng ta muốn bảo vệ công việc tại Úc, nếu muốn bảo đảm rằng người dân Úc có viễn tượng nghề nghiệp tốt nhất trong tương lai, nếu chúng ta muốn bảo đảm là có thể bảo đảm việc tăng lương chịu đựng được trong tương lai, thì chúng ta cũng cần chắc chắn rằng thuế doanh nghiệp của chúng ta phải có tính cách cạnh tranh quốc tế và giảm xuống 25 phần trăm cho mọi doanh nghiệp và hoàn toàn không thể thương lượng".
Thế nhưng ông Ben Oquist thuộc Viện Úc châu cảnh cáo rằng, cuộc thăm dò công luận của Viện tại các đơn vị mạnh mẽ của đảng Tự do cho thấy, cử tri bác bỏ việc cắt giảm thuế.
"Viện Úc châu hôm nay vừa đưa ra kết quả cuộc thăm dò công luận mới, từ các đơn vị cử tri như Wentworth, Kooyong và Warringah, cho thấy đa số tại các nơi nầy là một số đơn vị giàu nhất ở nước Úc, thực sự là thứ nhất- thứ hai và thứ bảy, đều không muốn giảm thuế doanh nghiệp. Thực vậy, có 60 phần trăm hay hơn nữa tại các đơn vị cử tri đó muốn thấy mức thuế công ty cao hơn hay được giữ nguyên như hiện nay ".
Cuộc tranh luận diễn ra, sau khi Hạ Viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm đa số đã chấp thuận dự luật giảm thuế sang lần thứ hai, theo sau một vụ sai lầm về mặt thủ tục.
Ngoài việc giảm thuế công ty, dự luật sẽ thay đổi cách thức các công ty đa quốc gia sẽ bị đánh thuế ra sao, cũng như mức độ và mức lợi tức trong giới hạn chịu thuế.
Trong khi việc giảm thuế với 2 con số thì các vụ miễn thuế cá nhân sẽ bị hạn chế, có nghĩa là sẽ có nhiều người có thể sẽ chấm dứt việc giảm bớt các chi tiết, trong tiền thuế được bồi hoàn.
Mức giảm thuế cho trẻ em cũng được gấp đôi, trong khi các lợi tức miễn thuế có thể được chuyển từ một thành viên trong gia đình sang cho một người khác, gia tăng từ khoảng 7 triệu lên đến 15 triệu đô la Úc.
Và một khoản phạt đối với những người không có bảo hiểm y tế tư, vốn là điều kiện then chốt trong chương trình bảo hiểm Obama, nay bị loại bỏ.
Đây là một thắng lợi quan trọng đầu tiên về mặt luật pháp của ông Trump, vốn ca ngợi những gì ông mô tả là đạo luật ủng hộ các doanh nghiệp địa phương.
"Chúng ta sẽ không còn mất các doanh nghiệp của chúng ta nữa, họ sẽ ở lại đất nước chúng ta và quí vị đang thấy những gì xảy ra ngay cả trong viễn tượng nầy, tuy nhiên họ rất nhiệt thành vào lúc nầy ở đất nước Mỹ".
"Chúng ta có các công ty trở lại Hoa kỳ và điều đó có nghĩa là có thêm công việc cũng như việc thành lập các công ty mới, trẻ và mạnh mẽ, điều đó sẽ rất quan trọng", Donald Trump.
"Dự luật nầy quả là một nỗi ô nhục và tôi khích lệ mỗi người quí vị hãy đứng về phía người dân Mỹ, về phía lịch sử và bỏ phiếu chống lại dự luật nầy", John Lewis.
Tuy nhiên phe đối lập Dân chủ, đồng thanh bỏ phiếu chống lại dự luật.
Lãnh tụ đảng Dân chủ tại Hạ Viện là bà Nancy Pelosi, gọi đó là công việc có nhiều âm mưu và cáo buộc chính phủ Trump tìm cách thông qua dự luật.
"Có nhiều người sẽ bị ảnh hưởng trong một cách thức tiêu cực như vậy và do có hàng ngàn tỷ đô la bị ảnh hưởng trong nền kinh tế của chúng ta qua vụ bỏ phiếu, mà chẳng có phản ảnh của người dân những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chẳng lắng nghe khuyến cáo của các chuyên gia, cũng như không nghe tiếng nói của người dân Mỹ cả".
Tại diễn đàn Hạ Viện, dân biểu đảng Dân chủ tại tiểu bang Georgia là ông John Lewis thúc giục các bạn đồng viện, hãy nghĩ đến những người bị đau khổ và ông chống đối dự luật nầy.
"Quí vị có nghe tiếng kêu khóc của họ không? Quí vị có thể cảm thấy nỗi đau của họ không? Thưa ông Chủ tịch Quốc hội, quí vị chẳng làm chuyện nầy chút nào hết".
"Quí vị chọn cách giữ cho 'mắt nhắm tai ngơ' trước những hy vọng và mong ước của họ".
"Dự luật nầy quả là một nỗi ô nhục và tôi khích lệ mỗi người quí vị hãy đứng về phía người dân Mỹ, về phía lịch sử và bỏ phiếu chống lại dự luật nầy", John Lewis.
Cuộc thăm dò công luận của Reuter và Ipsos cho thấy trong 4 người Mỹ, chỉ có một người ủng hộ dự luật nói trên mà thôi.
Một số người ủng hộ đảng Cộng hòa cũng kêu gọi, hãy cắt giảm khoản thiếu hụt khi chi tiêu, trong khi đa số tranh luận là việc nầy, sẽ đẩy mạnh cho kinh tế phát triển.
Một trung tâm nghiên cứu tại Washington ước lượng các gia đình có lợi tức trung bình, sẽ tiết kiệm được khoảng 1200 đô la tiền thuế.
Những người giàu nhất, sẽ kiếm được gần 70 ngàn đô la.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại