Hạn chế đi lại do đại dịch gây khủng hoảng lực lượng lao động ở nông trại Úc

Spring is the peak season for strawberry growers.

Spring is the peak season for strawberry growers. Source: SBS Matthew Guest

Loại visa mới về nông nghiệp nhằm đáp ứng việc thiếu hụt nhân công tại các trang trại ở Úc, sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 9. Người ta hy vọng con số các công nhân thuộc các hải đảo Thái Bình Dương và tại Đông Timor làm việc ở Úc, sẽ hơn 24 ngàn người. Tuy nhiên việc nầy tỏ ra quá trễ đối với một số nông dân đã bỏ mặc vụ mùa xuân, khi không có người thu hoạch.


“Quả dâu chín mọng, to lớn và sẵn sàng hái rồi”.

Mùa hái dâu hiện hoạt động hết công suất, tại vùng Sunchine Coast thuộc tiểu bang Queensland.

Ông Guido Ximenes đến từ Đông Timor, là một trong số các công nhân hái dâu theo mùa, làm việc trong một nông trại để giúp đỡ cho 12 anh chị em của ông.

“Tôi làm việc để lấy tiền xây nhà, cũng như có tiền cho các em trai tôi ăn học”, Guido Ximenes.

Có khoảng 50 công nhân thu hoạch 35 tấn dâu mỗi ngày, tại hai nông trại do nông gia đời thứ hai là Ray Daniels điều hành.

Ông nầy cho biết, công việc nặng nhọc của họ là hết sức thiết yếu, để nông trại của ông sống còn.

“Họ đã cứu giúp chúng tôi, mọi chuyện hết sức khó khăn và chúng tôi hiện ở trên đống lửa, do mùa dâu đang lúc thu hoạch mỗi ba ngày một lần”, Ray Daniels.

Thế nhưng dâu chín với số lượng 4 triệu cây, ông Daniels cho biết nông trại cần có số công nhân gấp ba lần như vậy.

“Phải có đến 150 công nhân để chắc chắn rằng nông trại nầy hoạt động đúng mức, chúng tôi không có đến 50 công nhân và hiện làm việc với chính phủ về chuyện nầy”, Ray Daniels.

Trong khi đó Chính phủ cho biết có 27 ngàn người dân hải đảo Thái Bình Dương sẵn sàng làm việc tại đó, thế nhưng do các sắp xếp về cách ly và giới hạn các chuyến bay quốc tế, khiến họ không thể đến nơi.

Trong khi đó, một loại visa nông nghiệp mới đáp ứng việc thiếu hụt nhân công trong lãnh vực nông nghiệp, sẽ được ban hành vào cuối tháng 9.

Người ta hy vọng với visa nầy, con số các công nhân thuộc hải đảo Thái Bình Dương và Đông Timor sẽ gia tăng gấp đôi, đến hơn 24 ngàn người.

Hành động nầy được Chủ tịch Liên đoàn Nông gia Úc Châu là bà Fiona Simon hoan nghênh.

“Nông gia Úc hiện ở trong tình thế hết sức tuyệt vọng do COVID-19, thế nhưng chúng tôi biết chắc chắn về việc thiếu hụt lực lượng lao động trong một lúc nào đó".

'May mắn trong năm nay, chính phủ đã đặt ra loại visa nông nghiệp, thế nhưng có lẽ chúng tôi sẽ không thấy được kết quả của việc nầy trong năm nay”, Fiona Simon.

Việc tiếp tục thiếu hụt lao động không chỉ là một thách thức mà các nông gia đối diện trong năm nay.

Với tình trạng Sydney và Melbourne bị phong tỏa, giá dâu đã sụt giảm và một số nơi bán mỗi hộp dâu chỉ một đô la mà thôi.

Việc nầy diễn ra khi công việc của ông Ray Daniels hồi phục một cách chậm chạp, sau cuộc khủng hoảng mới đây về vụ có kim trong hộp dâu.

“Chúng tôi đã thua lỗ đến 4 triệu đô la khi vụ việc có chiếc kim trong dâu xảy ra. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải phấn đấu với nợ nần và tìm cách thu hoạch lại những gì đã mất”, Ray Daniels.
“Phải đi đến những quyết định như vậy quả thật đau lòng, đó là những thảm hại từ từ mà tôi nghĩ nó sẽ còn tệ hại hơn nữa”, Adrian Schultz.
Với giá dâu thấp và thiếu hụt công nhân, các nông gia hiện phải xịt các cây dâu khỏe mạnh cho chết, vì họ không thể thu hoạch được, ông Daniels cho biết.

“Chúng tôi phải hủy bỏ khoảng một triệu rưỡi cây dâu và chỉ còn phân nửa số còn lại".

"Vì vậy lợi tức bị mất phân nửa từ những gì chúng tôi dự tính trong thu hoạch”, Ray Daniels.

Đó cũng là câu chuyện tương tự tại một nông trại kế cận, do ông Adrian Schultz làm chủ, ông nầy là hội trưởng của Hội Những Nhà Trồng Dâu ở Queensland.

“Kết quả của chuyện giá dâu thấp là tôi phải quyết định bỏ đi 42 ngàn cây dâu, vốn là phân nửa số dâu của nông trại chúng tôi vào lúc nầy".

"Chúng tôi phải xịt thuốc cho chết, một khi chúng chết đi, chúng tôi có thể khởi sự nhổ bỏ làm phân bón, nếu không chúng tôi sẽ bị cháy túi”, Adrian Schultz.

Gần phân nửa số thu hoạch 430 triệu đô la từ trái dâu đến từ Queensland và ông Schultz muốn các công nhân được cứu xét nhanh chóng, để cứu vãn cho nông trại của họ.

“Phải đi đến những quyết định như vậy quả thật đau lòng, đó là những thảm hại từ từ mà tôi nghĩ nó sẽ còn tệ hại hơn nữa”, Adrian Schultz.

Trong khi đó, các nông gia đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết đến những người đi mua hàng là xin hãy mua thêm dâu trong khả năng của mình.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share