Hầu hết người dân Úc đều nói họ biết rằng ăn quá nhiều đường không tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên bà Jane Martin đến từ Liên Chính sách về Béo phì giải thích rằng, chỉ việc kiểm tra nhãn hàng hóa khi mua hàng thôi cũng chưa đủ.
“Một trong số những vấn đề của người tiêu dùng đó là họ không biết lượng đường được thêm vào thức ăn của họ là bao nhiêu so với lượng đường tự nhiên trong thực phẩm, vì điều này không ghi rõ trên nhãn hàng hóa.
“Có 43 tên gọi khác nhau của đường được sử dụng trong danh sách thành phần nguyên liệu, và điều này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, họ không biết tỉ lệ đường trong thức ăn thực sự là bao nhiêu.”
Điều đó có nghĩa là, đường không phải lúc nào cũng được gọi là ‘sugar’, trong thực tế, có ít nhất 40 tên gọi khác nhau nhằm ám chỉ đến đường và các chất tạo ngọt được sử dụng phổ biến.
Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy người Úc đang tiêu thụ trung bình 60gr đường phụ gia mỗi ngày, tương đương với 14 muỗng đường.
Thuật ngữ đường giấu mặt (hidden sugar) nhằm ám chỉ đến tất cả các loại đường được bổ sung và một số carbohydrate. Do có rất nhiều tên gọi khác nhau cho đường nên rất khó để người tiêu dùng thông thường có thể phát hiện ra và tránh xa “đường giấu mặt”
Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy người Úc đang tiêu thụ trung bình 60gr đường phụ gia mỗi ngày, tương đương với 14 muỗng đường.
Riêng người Úc gốc Thổ dân và đảo Torres Traits tiêu thụ đến 18 muỗng đường phụ gia mỗi ngày.
Và thậm chí nhiều thiếu niên tiêu thụ tới 38 muỗng mỗi ngày.
Bà Katinka Day đến từ nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng CHOICE cho biết con số 38 muỗng đường phụ gia tương đương với bốn chai nước ngọt Coca-Cola
“Người dân Úc đang tiêu thụ quá độ lượng đường phụ gia, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên. Đường phụ gia có trong các loại thực phẩm thường thấy mỗi ngày. Do đó không chỉ riêng những sản phẩm mà bạn nghĩ là có hại cho sức khỏe, mà thậm chí đường có trong những sản phẩm được cho là bổ dưỡng như ngũ cốc mà chúng ta thường ăn trong bữa sáng, hay ya-ua.”
Trong bản phúc trình mới về những loại đường phụ gia, CHOICE đã nêu tên một số thủ phạm gây tác hại cho sức khỏe người dân.
Cái tên lớn nhất trong bản phúc trình này là Nutri-Grain của hãng Kellogg, cứ mỗi 40gr ngũ cốc của Nutri-Grain có chứa gần ba muỗng đường giấu mặt.
Những cái tên khác được nhắc tới có cả Healthy Choice apricot chicken, món gà chế biến sẵn đông lạnh, và Woolworths Select chow mein, món mì xào chế biến sẵn của Woolworths.
Bất ngờ hơn là danh sách này còn có cả ya-ua phúc bồn tử và dừa của Gippsland (Gippsland raspberry and coconut yoghurt), kẹo mơ dẻo Golden Day (Golden Day apricot bites).
Những loại ya-ua càng ít chất béo thì lượng đường lại càng nhiều từ những chất tạo ngọt, từ sữa và trái cây, và đôi khi còn được cho thêm đường phụ gia.
Chúng ta vẫn bắt gặp những quảng cáo cho rằng ya-ua là một lựa chọn tuyệt vời và bổ dưỡng thay thế cho kem, tuy nhiên những loại ya-ua càng ít chất béo thì lượng đường lại càng nhiều từ những chất tạo ngọt, từ sữa và trái cây, và đôi khi còn được cho thêm đường phụ gia.
Tiến sĩ Stephen Duckett thuộc Viện Y tế Grattan nói, bản phúc trình cho thấy đường phụ gia là một chất bị che giấu chứ không được công khai.
“Sẽ rất dễ nếu chỉ lên tiếng kêu gọi người dân phải giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể nhằm giảm lượng đường tiêu thụ. Nhưng nếu người ta cho rằng món ăn đó không có nhiều đường và rốt cuộc lượng đường thực sự có nhiều hơn họ tưởng thì sẽ rất tai hại.”
Bà Katinka Day cho hay, nếu người tiêu dùng có sự thay đổi phù hợp, họ có thể giảm được 38kg đường không cần thiết mỗi năm.
Nhưng, trước hết, theo bà, các sản phẩm cần phải được dãn nhán rõ ràng hơn.
“Chúng tôi yêu cầu Chính phủ phải đi cùng với thế giới trong việc dán nhãn các sản phẩm có đường phụ gia một cách rõ ràng và minh bạch hơn. Chúng tôi cần các nhãn mác đó để người tiêu dùng có sự lựa chọn chính xác.”
Bộ trưởng thực phẩm của các tiểu bang, vùng lãnh thổ và liên bang sẽ cân nhắc đề xuất này khi họ nhóm họp vào thứ Sáu tuần này, 28 tháng Tư tại Diễn đàn về Luật tiêu chuẩn Thực phẩm.