Hiểu rõ về cuộc Trưng Cầu Dân Ý 'Tiếng Nói Thổ Dân' trước Quốc Hội

REFERENDUM PAMPHLET HEADER YES NO.jpg

The official Yes and No pamphlets for the Voice referendum will soon be landing in mailboxes. Source: SBS

Một cuộc trưng cầu dân ý để thành lập Tiếng nói Thổ Dân thường trực trong Quốc hội là một trong những ưu tiên cao nhất của Thủ tướng. Nhưng đây chỉ là phần đầu của một tiến trình ba bước, bắt đầu bằng cuộc trưng cầu dân ý và tiếp tục bao gồm việc Nói lên Sự thật và một Hiệp ước.


Sau nhiều tháng suy đoán, cuối cùng chúng ta cũng có một ngày cho cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói Bản địa trước Quốc hội.

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết người dân Úc sẽ đi bỏ phiếu thuận hoặc không, vào ngày 14/10.

"Vào ngày đó, mỗi người Úc sẽ có cơ hội một lần trong một thế hệ, để đưa đất nước chúng ta xích lại gần nhau và thay đổi nó tốt đẹp hơn", Anthony Albanese.

Được biết nước Úc đã không tổ chức trưng cầu dân ý trong một thế hệ, vì vậy trừ khi bạn ở độ tuổi 40 thì bạn chưa thực sự bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý trước đây.

Ủy viên bầu cử Úc Tom Rogers đã nói với Sky News rằng, nó sẽ trông giống như một cuộc tổng tuyển cử.

"Cuộc trưng cầu dân ý sẽ rất giống một cuộc bầu cử".

"Sẽ có những điều tương tự mà chúng tôi làm từ bỏ phiếu di động, các cơ sở chăm sóc người già, cũng như sẽ có phiếu bầu ở nước ngoài, phiếu bầu qua bưu điện".

"Thời gian trước khi bỏ phiếu sẽ là khoảng thời gian 2 tuần, ngoại trừ ở những vùng xa xôi, nơi đó sẽ là 3 tuần".

"Chúng tôi đã lên kế hoạch cho điều đó, nhưng mọi người có thể mong đợi những thứ họ thấy vào thời điểm bầu cử, với cùng một loại địa điểm bỏ phiếu và cùng một loại quy trình”, Tom Rogers.

Điều đó có nghĩa là việc bỏ phiếu đối với những người từ 18 tuổi trở lên là bắt buộc và ai không chấp hành có thể phải đối mặt với tiền phạt.

Bạn chỉ có thể bỏ phiếu một lần và rất có thể, có màn ăn xúc xích được gọi là ‘xúc xích dân chủ’ sẽ có bán hoặc miễn phí.

"Lá phiếu được đọc như sau ‘Một đạo luật được đề nghị để thay đổi Hiến pháp, để công nhận các Dân tộc đầu tiên của Úc, bằng cách thiết lập Tiếng nói của Thổ dân và Đảo Torres Strait".

"Bạn có chấp thuận sự thay đổi được đề xuất này không?", Anthony Albanese.

Nhưng các cuộc trưng cầu dân ý không hoàn toàn giống như các cuộc tổng tuyển cử, bởi vì chúng thắng và thua theo những cách hoàn toàn khác nhau.

Để một cuộc trưng cầu dân ý thành công, nó cần cái gọi là đa số kép, tức là hơn 50% dân số và đa số ở hầu hết các tiểu bang.

Thế nhưng các vùng lãnh thổ như ACT và Lãnh Thổ Bắc Úc không được tính vào đó.

Phát ngôn của Ủy ban Bầu Cử A-E-C nói rằng, các hướng dẫn bỏ phiếu cũng cần phải được tuân theo, để làm cho phiếu bầu của bạn được tính.

"Đó là bỏ phiếu Có hoặc Không đầy đủ, bằng tiếng Anh và những hướng dẫn đó sẽ có trên giấy bỏ phiếu ở một vài nơi khác nhau, trên bích chương ở nơi bỏ phiếu".

"Nhân viên phòng phiếu sẽ cho quý vị biết khi họ đưa cho quý vị lá phiếu của quý vị, trong các hướng dẫn đang được nhận trong các hộp thư trên khắp nước Úc vào lúc này, trong các quảng cáo của chúng tôi", Tom Rogers.
Nhân viên phòng phiếu sẽ cho quý vị biết khi họ đưa cho quý vị lá phiếu của quý vị, trong các hướng dẫn đang được nhận trong các hộp thư trên khắp nước Úc vào lúc này, trong các quảng cáo của chúng tôi", Anthony Albanese
Các quy tắc đa số kép, khiến các cuộc trưng cầu dân ý nổi tiếng là khó thông qua.

Trong số 44 cuộc trưng cầu dân ý trong lịch sử Úc, chỉ có 8 cuộc trưng cầu dân ý đã được chấp thuận, với 5 trong số đó thất bại, vì mặc dù hầu hết người Úc thực sự bỏ phiếu thuận, họ cũng không chiếm được đa số các tiểu bang.

Về cách bỏ phiếu, các lập luận chính yếu có vài điểm chính.

Những người ủng hộ như bà Marcia Langton từ phe Yes nói rằng, Tiếng nói sẽ là tất cả về việc công nhận người Bản địa trong Hiến pháp, lắng nghe khi chính sách về họ đang được thực hiện và sau cùng là nhận được kết quả tốt hơn cho họ.

"Chúng tôi ở đây để vạch một đường trên cát và nói rằng điều này phải thay đổi, đời sống người dân phải được cải thiện".

"Chúng tôi biết từ bằng chứng rằng, những gì cải thiện cuộc sống của mọi người là khi họ có tiếng nói và đó là những gì về điều này”, Marcia Langton.

Còn phe chính No nói rằng, tiếng nói sẽ có nhiều rủi ro và gây chia rẽ, sẽ không được biết đến và bởi vì sẽ được ghi nhận trong Hiến pháp, nó sẽ là vĩnh viễn.

Nhưng có một số người phản đối The Voice vì những lý do hoàn toàn khác, như Thượng nghị sĩ độc lập Lidia Thorpe nói rằng, nó sẽ không đi đủ xa trong việc bảo vệ quyền lợi cho người Thổ Dân.

"Hiệp ước là điều mà người dân của chúng tôi đã kêu gọi, để thấy rằng chúng ta vẫn đang mò mẫm chung quanh các cạnh, với một Tiếng nói vô dụng không có sức mạnh".

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đi quá xa ở đất nước này để chấp nhận những vật trang sức mà thôi”, Lidia Thorpe.

Trong khi đó Thủ Tướng Anthony Albanese đặt cược rất nhiều vốn liếng chính trị của mình vào cuộc bỏ phiếu này, kể từ những lời phát biểu đầu tiên của ông vào đêm bầu cử thứ Bảy ngày 21 tháng 5 năm 2022.

"Đó là bỏ phiếu Có hoặc Không đầy đủ, bằng tiếng Anh và những hướng dẫn đó sẽ có trên giấy bỏ phiếu ở một vài nơi khác nhau, trên bích chương ở nơi bỏ phiếu".

"Nhân viên phòng phiếu sẽ cho quý vị biết khi họ đưa cho quý vị lá phiếu của quý vị, trong các hướng dẫn đang được nhận trong các hộp thư trên khắp nước Úc vào lúc này, trong các quảng cáo của chúng tôi", Anthony Albanese.

Vào ngày 14/10, nước Úc sẽ quyết định có cam kết với điều đó hay không.

Và bạn có thể tìm thấy thông tin toàn diện về cuộc trưng cầu dân ý, bằng cách truy cập cổng thông tin SBS Voice Referendum tại www.sbs.com.au/voicereferendum

Share