Việc cho phép dẫn độ khiến một số người quan ngại quyền tự do chính yếu và căn bản của người dân Hong Kong có thể bị lâm nguy.
Hàng ngàn người biểu tình đã diễn hành qua các đường phố ở Hong Kong vào chủ nhật 28 tháng 4, để bày tỏ mối lo ngại của họ về dự luật mới, theo đó mọi người có thể bị dẫn độ về Hoa Lục, để ra trước toà án ở đó.
Nhiều người mang các chiếc dù màu vàng, vốn là biểu tượng của phong trào Chiếm Đóng và bất tuân dân sự, đã làm tê liệt nhiều nơi ở Hong Kong, trong suốt 11 tuần lễ hồi năm 2014.
Nhà lập pháp Hong Kong cũng là lãnh đạo cuộc biểu tình là Claudio Mơ nói rằng, những hứa hẹn của Bắc kinh khi Anh quốc chuyển giao Hong Kong, đã không được giữ đúng.
"Người dân Hong Kong thực sự chiến đấu cho sự tồn tại của chính mình, trong một môi trường rõ ràng là đầy chết chóc".
"Chết trong ý nghĩa là hệ thống ‘một quốc gia, hai thể chế’ đã không chỉ gặp những khó khăn chất ngất, mà thực sự là đi vào con đường chỉ có chết mà thôi”, Claudio Mơ.
Kể từ khi được chuyển giao về cho Trung quốc hồi năm 1997, Hong Kong vẫn duy trì một hệ thống luật pháp riêng rẻ với chính quyền Hoa Lục.
Theo chính sách ‘Một quốc gia, hai thể chế’ được Trung quốc đồng ý với nước Anh, thì Hong Kong được tiếp tục tự trị trong suốt 50 năm kể từ năm 1997, vốn rất khác biệt với hệ thống luật pháp tại Trung quốc.
Những quan ngại về dự luật dẫn độ mới khiến mọi người xuống đường hồi tháng rồi và chỉ mới tuần qua, những người tổ chức phong trào Chiếm Đóng năm 2014, đã bị kết án đến 16 tháng tù.
Một trong những người nầy là anh Trần Kim Mẩn tuyên bố trước khi bị tuyên án, nói rằng họ đã sai lầm khi tin tưởng vào chính sách ‘Một quốc gia, hai thể chế’ là có thể hoạt động hữu hiệu.
“Nay đó là bản án, quí vị biết thẩm phán cho rằng chúng tôi quá ngây thơ khi tin tưởng vào phong trào Chiếm Đóng trước đây, là chúng tôi có thể đạt được dân chủ. Thế nhưng những gì khác cũng ngây thơ không kém, khi tin vào hệ thống ‘Một Quốc gia, Hai thể chế’.
"Điều dễ sợ nhất là tại Hoa Lục, họ có thể bắt giữ quí vị qua một quyết định hành pháp, mà chẳng cần tội trạng chi cả”, Edward Văn.
Các ước lượng tiên khởi cho thấy, có khoảng vài ngàn người đã tham gia diễn hành. dọc theo các trục lộ chính ở Hong Kong, từ Causeway Bay cho đến Hội đồng thành phố. tại khu vực thương mại Admiralty.
Họ bày tỏ những lo lắng về việc luật lệ mới, sẽ khiến cho người dân thường Hong Kong dễ bị lâm nguy.
Một người biểu tình 19 tuổi, là anh Issac Chương cho biết, thế hệ của anh đối diện với những hạn chế gay gắt.
“Luật dẫn độ sẽ ảnh hưởng đến mọi người, đặc biệt là những người trẻ, khi họ thường xuyên tham gia các hoạt động tại Hoa ̣Lục hay đi mua sắm ở đó".
"Một khi luật lệ nầy được thông qua, các hoạt động đó sẽ mang lại các hiểm nguy, do xử dụng sai lầm để dẫn độ con người”, Issac Chương.
Một người biểu tình khác là thư ký ngành luật, anh Edward Văn cho biết luật lệ mới là qúa sức nghiêm khắc.
“Căn bản là nó chẳng quan tâm đến việc, liệu quí vị có đi du lịch ở Hoa Lục hay không, chỉ cần ở tại Hong Kong thì nó sẽ gây ra cảnh đau khổ ngay".
"Cách thức mà họ tổ chức chuyện nầy khi muốn dẫn độ quí vị, là chuyện chẳng còn chút hy vọng nào cả"
"Điều dễ sợ nhất là tại Hoa Lục, họ có thể bắt giữ quí vị qua một quyết định hành pháp, mà chẳng cần tội trạng chi cả”, Edward Văn.
Những người biểu tình ôn hòa cũng hô to các đòi hỏi đến người đứng đầu ngành hành pháp tại Hong Kong là bà Carrie Lâm nên từ chức và cho rằng bà nầy đã phản bội người dân Hong Kong.
Được biết các đề nghị thay đổi đã dấy lên những phản ứng bất thường lớn lao từ các doanh nhân quốc tế nổi tiếng, cho đến giới luật sư, các nhóm nhân quyền à ngay cả một số nhân vật ủng hộ chính quyền hiện nay .
Ông Chris Patten là thống đốc Hong Kong cuối cùng của người Anh, cũng là người chuyển giao thành phố lại cho Trung quốc hồi năm 1997, mô tả hành động của Bắc kinh là ‘việc tấn công vào các giá trị, sự cân bằng và an ninh của Hong Kong.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại