Người Úc thích dầm mình trong các hoạt động dưới nước, vậy nên các thảm kịch xảy ra nhiều vào mùa hè.
Muà hè có thể là thời gian đầy căng thẳng đối với nhân viên cứu sinh trên các bãi biển.
Hàng rào ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của họ trong việc truyền đạt các thông điệp quan trọn về vấn đề an toàn.
Chỉ bơi nơi có dịch vụ cứu sinh
Trong thập niên qua, gần một ngàn vụ chết đuối đã được ghi nhận.
Trên các bãi biển ở Queensland, gần phân nửa các trường hợp chết đuối là người di dân hay các du khách quốc tế.
Hiệp Hội Cứu Sinh Hoàng gia Úc (Royal Life Saving Society Australia) đã xác nhận những người di dân đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Hàn và Mã Lai như là những thành phần gặp rủi ro trở thành nạn nhân cao nhất.
Tổ chức Surf Life Saving Queensland gần đầy đã phát hành một tập sách đa ngôn ngữ về vấn đề an toàn sông nước, nhằm giúp cho các nhân viên cứu sinh giao tiếp với những người bơi lội thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh.
Chantal Fife là viên chức an toàn bờ biển đã giúp phát động chiến dịch thử nghiệm này.
“Cuộc thử nghiệm hiện diễn ra rất thật nhịp nhàng. Chúng tôi không chỉ giới thiệu cuốn sách dành cho tuần lễ mùa hè đầu tiên và buổi tuần tra lúc rạng đông của chúng tôi ở Gold Coast.
“Sử dụng tập sách nhỏ để nói về 15 người Nam Hàn sắp sửa bước xuống nước và họ có thể liên lạc một cách dễ dàng với giới chức phụ trách, để được cho hay là họ không được phép bơi trong địa điểm này, và họ cần phải bơi ở giữa hai lá cờ cũng như được hướng dẫn để bơi tới chỗ an toàn đó.” Ông Chantal Fife kể lại.
Úc hiện có trên 11.000 bãi biển nhưng chỉ có 4% trong đó có nhân viên tuần tra.
Chantel Fife nói rằng những người bơi lội không mấy tự tin, chỉ nên đến những nơi có nhân viên cứu sinh thi hành nhiệm vụ.
“Những điều chính yếu cần phải chú ý khi đi xuống bãi biển là tìm thấy và bơi ở giữa hai hai lá cờ, cũng như phải bơi trong thời gian có tuần tra.
“Quan trọng hơn cả là chúng ta chỉ nên bơi khi có các nhân viên dịch vụ cứu sinh hay bảo vệ tính mạng ở đó, và chỉ bơi ở những bãi biển có tuần tra.
“Quý vị được bảo đảm an toàn, và nếu quý vị gặp rắc rối hay bị một con sứa chích, thì hãy đến gặp một nhân viên cứu sinh để được giúp đỡ.”
“Nếu gặp rắc rối, nếu thấy bị đẩy ra khỏi bời biển và mắc kẹt trong dòng nước xoáy, thì quý vị chỉ cần giăng tay lên cao, giữ cho người nổi lên, làm cho người khác chú ý tới, và cố gắng giữ bình tĩnh cho đến khi được cứu thoát.” Bác sĩ Jack McCarroll
Có nhiều người chết vì bị mắc kẹt trong dòng nước xoáy hơn là số người bị cá mập tấn công, với trung bình 21 người bị thiêt mạng mỗi năm.
Thế nên điều quan trọng là phải tìm ra dòng nước xoáy và đứng thẳng người lên.
Trong khi Tiến sĩ Jack McCarroll khuyến cáo những người bơi lội hãy tránh dòng nước xoáy, bằng cách chỉ đến những khu vực có nhân viên cứu sinh tuần tra.
“Hãy tìm một nơi có sóng nhỏ để bơi. Sóng tạo nên những dòng nước xoáy. Vì thế sóng càng lớn, thì nước xoáy càng mạnh, và bơi trong những làn sóng lớn là điều nguy hiểm.
“Nếu gặp rắc rối, nếu thấy bị đẩy ra khỏi bời biển và mắc kẹt trong dòng nước xoáy, thì quý vị chỉ cần giăng tay lên cao, giữ cho người nổi lên, làm cho người khác chú ý tới, và cố gắng giữ bình tĩnh cho đến khi được cứu thoát.” Bác sĩ Jack McCarroll hướng dẫn.
Những người bơi lội không mấy tự tin, chỉ nên đến những nơi có nhân viên cứu sinh thi hành nhiệm vụ. Source: Surf Life Saving
Câu cá là môn thể thao nguy hiểm
Câu cá ở các bờ đá được xem là môn thể thao nguy hiểm nhất ở Úc.
Một cuộc nghiên cứu của chi nhánh NSW Hiệp Hội Cứu Sinh Hoàng Gia Úc, gọi tắt là RLSSA, tìm thấy có trung bình 17 vụ chết đuối có liên quan đến các trường hợp tử vong trong môn câu cá giải trí mỗi năm, trong thời gian từ 1 tháng Bảy 2000 đến 30 tháng Sáu năm 2007.
Ở NSW, những người câu cá ở bờ đá thuộc nguồn gốc Á Châu chiếm đến 59% các vụ tử nạn trong khi câu cá ở cá bờ đá trong cùng thời gian.
“Mặc áo phao ngay khi câu cá ở cạnh dòng nước, đề phòng trường hợp bị té xuống, thì quý vị vẫn nỗi trên mặt nước cho đến khi nhân viên cứu cấp đến nơi.” Craig Roberts
Craig Roberts, Quản đốc Toàn quốc về Nguy cơ trên sông nước của RLSSA cho hay câu cá ở bờ đá có thể rất nguy hiểm.
“Những người muốn câu cá ở các bờ đá cần đưọc trang bị đầy đủ các dụng cụ an toàn và chọn đúng địa điểm, và làm một vài điều đơn giản như, hãy nói cho một người quen nơi quý vị đi đến.
“Quý vị cũng cần chắc chắn mình có mang theo các cọc đầu giây hay loại giày thích hợp, cũng như lúc nào cũng mặc áo phao, chứ không phải chỉ những khi xuống nước.
“Mặc áo phao ngay khi câu cá ở cạnh dòng nước, đề phòng trường hợp bị té xuống, thì quý vị vẫn nỗi trên mặt nước cho đến khi nhân viên cứu cấp đến nơi.”
Ông cũng khuyến cáo những người câu cá ở bờ đá phải luôn kiểm soát về an toàn trưóc khi lên đường.
“Hãy biết chắc tình hình thời tiết về phương diện khí tượng, và cả về phương diện trượt sóng hay đại dương.
“Câu cá ở bờ đá là một một môn thể thao dính liền với sóng biển và là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến cho nhiều người bị té xuống nước và chết đuối.” Ông Craig Roberts nói.
Chỉ cần vài giây đồng hồ để một người câu cá ở ghềnh đá bị cuốn rơi xuống biển.
Trước khi chìm xuống, họ còn có nguy cơ bị đập vào các tảng đá.
Tiến sĩ Jack McCarroll khuyến cáo những người hăng say câu cá chớ nên bị đánh lừa bởi những con sóng yên tĩnh.
“Đây chắc chắc là một môn thể thao rất nguy hiểm. Quý vị được khuyên là phải xem xét tình hình sóng biển trước khi đi để đoan chắc là con sóng ở dưới mức 1.5 mét.
“Khi ngọn sóng lớn như loại sóng mà dân trượt sóng rất yêu thích, tức bằng phẵng một lúc rồi sau đó cứ 5 phút trờ nên rất lớn, những ngày sóng lớn là những ngày đặc biệt nguy hiểm đối với người câu cá ở bờ đá.”
Nhưng không chỉ bải biển là nơi mà người bơi lội gặp rắc rối.
Sea fishermen on rocky promontory at Muriwai beach (AAP/Mary Evans/Ardea/Bob Gibbons) | NO ARCHIVING, EDITORIAL USE ONLY Source: AAP
Cẩn thận với sông hồ
Craig Roberts cho hay, các con sông là những địa điểm số một xảy ra các vụ chết đuối trong thành phần di dân.
“Thường thì mặt nước êm trên sông trông ra vẻ an toàn, nhưng nguy hiểm lại nằm ở dưới mặt nước. Các thân cây, nhánh cây, những vật như thế cũng như giòng nước xoáy thường khá nguy hiểm và có thể gây tai nạn khiến nhiều người chết đuối.
Ông Roberts cho hay phải luôn luôn xem xét chung quanh trước khi bơi lội trên sông.
“Một trong những điều then chốt là phải biết chắc khi bước xuống nước.
“Hãy hỏi người dân địa phương về những nguy hiểm trong các con sông, phải biết là có những nguy hiểm ở dưới mặt nước.
“Hãy mặc áo phao, học hỏi kỹ thuật cứu cấp, và luôn luôn cùng bơi với một người nào đó.” Craig Roberts
Trong khi điều thiết yếu là phải cập nhật thông báo về dòng nước ở các bãi biển hay sông hồ, thì điều quan trọng không kém là phải biết rõ các giữ an toàn ở hồ bơi nữa.
Trước vụ hai đứa trẻ chết đuối gần đây ở Sydney, Hiệp Hội Cứu Sinh Hoàng gia Úc thúc giục các bậc cha mẹ hãy giám sát tích cực con cái mọi lúc.
“Hãy mặc áo phao, học hỏi kỹ thuật cứu cấp, và luôn luôn cùng bơi với một người nào đó.”
Ông Craig Roberts cũng khuyến khích mọi người hãy học các kỹ năng hô hấp nhân tạo.
“Một yếu tố quan trọng trong việc cứu sinh mạng ngưòi khác là đến đến cạnh người bị chìm rất sớm, và bước kế tiếp là làm hô hấp nhân tạo sớm.
“Chúng tôi khuyến khích tất cả mọi người học kỹ năng và lấy chứng chỉ hô hấp nhân tạo.
“Có thể một ngày nào đó chính người trong gia đình hay bạn bè của mình là người mà quý vị sẽ cứu mạng.”
Để vui hưởng một mùa hè trọn vẹn
Cho dù quý vị còn trẻ hay đã già, học bơi, học các kỹ năng an toàn trên sông nước cũng như về cứu cấp căn bản, đều giúp quý vị vui hưởng mùa hè trọn vẹn hơn.
Hiệp hội RLSS mở các khoá huấn luyện hô hấp nhân tạo trên toàn quốc. Muốn biết thêm tin tức về vấn đế an toàn trên sông nước, hãy vào thăm trang mạng của Hiệp hội ở địa chỉ:
Về những gợi ý đa ngôn ngữ trong vấn đề an toàn ở bãi biển, hãy vào thăm trang mạng: .
Xem phúc trình chết đuối năm 2015 của Royal Life Saving