Thế nhưng do số người đi bầu quá thấp có thể khiến cho kết quả cuộc trưng cầu dân ý bị vô hiệu, và cũng làm nản lòng Thủ tướng Viktor Orban.
Ông nầy hy vọng với kết quả rõ ràng như vậy, có thể giúp ông thách thức chính sách của Liên Âu.
Mặc dù số người đi bỏ phiếu khá thấp, trong cuộc trưng cầu dân ý về việc, liệu người dân Hungary có chấp nhận các định mức về di dân của Liên Âu, Thủ tướng Victor Orban tranh luận rằng người dân nước ông, đã bày tỏ rõ ràng lập trường của họ.
Theo đề nghị của Liên Âu với dự tính giảm bớt áp lực tại Hy Lạp và Ý, qua việc định cư 160 ngàn người, trên khắp các nước tại Âu châu.
Theo thỏa thuận nầy, Hungary cần nhận dưới 1300 di dân.
Thế nhưng ông Orban nói rằng, người dân Hungary cho thấy họ chống đối các định mức như vậy.
"Người dân Hungary hiện nay xem xét chuyện đó và đã bác bỏ, Họ quyết định là chỉ có hoàn toàn, người dân Hungary có quyền quyết định về việc chúng tôi muốn sống chung với ai".
Đã có hơn 3.2 triệu lá phiếu đi bầu, nhiều hơn con số người đi bầu trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2003 của Hungary, trong việc gia nhập Liên Âu.
Cuộc bỏ phiếu đó lôi cuốn được chỉ hơn 3 triệu cử tri, mặc dù con số vào thời đó, đủ để được xem là một kết quả hợp pháp.
Thế nhưng cuộc bỏ phiếu mới nhất, chỉ thu hút được 40 phần trăm các cử tri có đủ điều kiện bỏ phiếu, thấp hơn 50 phần trăm cần thiết, để được xem là một kết quả hợp pháp.
Trong số các quốc gia cựu Cộng sản khác tại Đông Âu, chính phủ Hungary chống lại chính sách, theo đó đòi hỏi mọi nước Âu châu phải nhận một số người tầm trú.
Ông Vicktor Orban đã đáp ứng với làn sóng di dân và tỵ nạn, bằng cách đóng cửa biên giới phía nam của Hungary, vớ hàng rào dây kẽm gai và hàng ngàn binh sĩ cùng cảnh sát.
Trước ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý, ông thúc giục người dân Hungary hãy bác bỏ kế hoạch của Liên Âu và mô tả, đó là một mối đe dọa cho an ninh và cách sống của Âu châu.
"Chúng ta đã từ từ đánh mất giá trị Âu châu cũng như bản sắc của chúng ta".
"Quả rất đơn giản là từ từ, ngày càng có nhiều người Hồi giáo và chúng ta không còn nhìn ra bản sắc Âu châu nữa".
"Tôi chẳng biết họ hiện ở đâu, trong khi mẹ tôi đang bệnh và bà ta lại lo lắng cho tôi. Tôi chẳng có thể làm được gì, mà chỉ biết chờ đợi mà thôi". Một người đàn ông A phú hãn tên Mustafa.
Hàng rào mà Hungary dựng lên hồi năm rồi, đã đóng kín biên giới với Serbia và Croatia, nhằm chấm dứt việc những di dân băng qua để vào Đức và những nơi còn lại ở Âu châu.
Cảnh sát Hungary bị cáo buộc, xử dụng bạo lực ngay cả đối với trẻ em, khi họ hành động để bảo vệ biên giới.
Tại biên giới giữa Hungary và Serbia, các bác sĩ đã chữa trị cho dân chúng bị đánh đập hay bị chó cắn, trước khi họ bị xô đuổi ra khỏi lãnh thổ Hungary.
Bà Nevena Radovanovic, thuộc tổ chức Bác sĩ Không Biên giới cho biết, đó là một tình trạng thương tâm.
"Họ chẳng biết đi đâu nữa chúng ta có các tâm lý gia, chúng ta có thể cung cấp họ những chăm sóc về tâm lý, thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ, họ muốn có cuộc sống hạnh phúc hơn".
Các gia đình cũng bị chia lìa nhau.
Một người đàn ông A phú hãn tên Mustafa cho biết, ông băng qua biên giới Hungary với một số người trong gia đình, thế nhưng họ được vào một trại tỵ nạn, còn ông thì không.
Ông không biết, những người thân bây giờ ở đâu.
"Lần sau cùng tôi nói chuyện với gia đình là 8 ngày trước".
"Tôi chẳng biết họ hiện ở đâu, trong khi mẹ tôi đang bệnh và bà ta lại lo lắng cho tôi".
"Tôi chẳng có thể làm được gì, mà chỉ biết chờ đợi mà thôi".
Một số chính trị gia tại Hungary kêu gọi, ông Orban hãy từ chức Thủ tướng, sau vụ trưng cầu dân ý vừa qua.
Họ cho rằng với số người đi bầu quá thấp, khiến cho việc nầy trở thành một thất bại cho ông.
Trong khi đó Ngoại trưởng Áo cho rằng, Liên Âu gồm 28 quốc gia sẽ chia rẻ nhau, trừ khi Brussels từ bỏ chính sách qui định mức độ di dân bó buộc.
Ông Sebastian Kurz cho rằng, kế hoạch hoàn toàn không thực tế có thể làm chia rẻ khối Liên Âu gồn 28 nước, trừ khi từ bỏ chính sách đề ra mức độ di dân thu nhận vào mỗi nước, được hủy bỏ một lần từ nay về sau.
Ông cho rằng biện pháp phân phối 160 ngàn người tỵ nạn tại các quốc gia hội viên trong 2 năm là sai lầm.
Ông nói thêm rằng, Liên Âu không nên theo đuổi vấn đề nầy một cách đáng thất vọng như vậy, mà nên từ bỏ nó.
Được biết nhiều quốc gia chống đối kế hoạch của Liên Âu, ngoài Hungary còn có Romania, Cộng hòa Tiệp và Slovakia.