Họ cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh một cuộc trưng cầu dân ý về nguyện vọng nói trên vốn là điều mà chính phủ Lao động hứa hẹn sẽ thực hiện.
Trong hai năm qua, người Thổ dân Úc kêu gọi rằng người Úc đầu tiên nên có tiếng nói tại Quốc hội Liên bang.
Họ vẫn hy vọng đạt được mục tiêu nói trên, với chính phủ Liên đảng mới tái đắc cử.
Được biết, Liên đảng đã có một ngân khoản trong ngân sách là 7 triệu đô la, để tìm ra một kiểu mẫu hầu thiết lập tiếng nói của Thổ dân tại Quốc hội, trước khi dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý.
Còn Lao động hứa hẹn xa hơn, khi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc nầy, nếu họ thắng cử.
Giáo sư Luật của đại học New South Wales ủng hộ đòi hỏi của người Thổ dân, bà Megan Davis nói rằng, nhiều người Thổ dân và dân đảo Torres cảm thấy thất vọng, sau khi cuộc bầu cử có kết quả.
“Vâng tôi nghĩ nhiều người cảm thấy thất vọng và tôi cũng thông cảm những tình cảm nói trên của họ vào tối ngày bầu cử, cũng như vào lúc sáng sớm ngày hôm sau và phản ứng của chúng tôi là vẫn tiếp tục tranh đấu".
"Không bao giờ có một bảo đảm nào và nhiều người chỉ ra rằng, chính ông Bob Hawke đã cam kết sẽ có một hiệp ước hay quyền hạn của Thổ dân về đất đai, thế nhưng mọi chuyện chẳng có kết quả chi cả. Việc nầy vẫn là mục tiêu tranh đấu của mọi người chúng tôi”, Megan Davis.
Bà cho biết có một cơ hội cho các cuộc thảo luận tiến triển, trong việc tạo nên một tiếng nói của người Thổ dân tại Quốc hội dưới thời chính phủ Morrison, đặc biệt là ngân khoản 7 triệu đô la hứa hẹn trong bản ngân sách của Liên đảng.
“Có những tiến trình cần được thực hiện ngay bây giờ, liên quan đến việc tiến đến một cuộc trưng cầu dân ý".
"Người Úc sẽ cùng đồng hành với chúng tôi, trong việc thuyết phục các chính trị gia Úc về việc cải tổ nầy".
"Đó cũng là lý do vì sao Thỏa ước Uluru đã được công bố đến người dân Úc, như là một lời mời gọi".
"Vì vậy lời khuyên của tôi là, hãy ngẩng cao đầu và tiếp tục tranh đấu, chúng ta tiếp tục tiến bước”, Megan Davis.
"Thế nhưng một lần nữa với kết quả bầu cử đáng ngạc nhiên như vậy, chúng ta chắc chắn hy vọng mặc dù rất quan tâm rằng chúng ta sẽ có các kết quả tương tự: đó là mọi chuyện ít được chú ý và ít được đặt vào thứ tự ưu tiên”, Rod Little.
Trong khi đó ông Noel Pearson là nhân vật Thổ dân được nhiều người biết đến tin rằng, các cơ hội để mở cuộc trưng cầu dân ý, có thể thực sự mạnh mẽ hơn dưới thời của Liên đảng.
Ông cho đài ABC biết, thực sự có một cơ hội tốt hơn để thuyết phục công chúng, về nhu cầu có một cuộc trưng cầu dân ý, dưới thời một chính phủ bảo thủ.
“Người dân Úc rất bảo thủ trong việc sửa đổi Hiến Pháp".
"Bầu cử lúc nào cũng có việc thay đổi, lại thường diễn ra dưới thời một chính phủ bảo thủ và nếu Thủ tướng Scott Morrison tính đến việc tu chính nầy, nó sẽ cải thiện triễn vọng mang lại luật về Quyền hạn ở nước Úc, bởi vì chúng ta cần đến luật nầy để tiến bước”, Noeal Pearson.
Ông cũng cho biết, ông sẽ thuyết phục nước Úc tiến hành sự kiện có tiếng nói của Thổ dân tại Quốc hội.
“Trong tâm trí tôi rõ ràng là chẳng có vấn đề gì, trong việc chúng ta sẽ tiến tới vấn đề có một tiếng nói trong Quốc hội và tôi rất tin tưởng là chúng ta có thể tìm ra một cách thức, để tiếng nói nầy có thể trấn an người dân Úc, rằng tiếng nói nầy luôn phù hợp với Hiến Pháp Úc".
"Thế nhưng nó cũng thực sự đi đến một nghị trình, mà người Thổ dân Úc đã tìm kiếm trong một thời gian rất dài trong quá khứ”, Noel Pearson.
Trong khi đó, ông Rod Little thuộc Nghị hội Toàn quốc Những Người Úc Đầu tiên cho biết, điều có thể xảy ra là một chính phủ bảo thủ sẽ được thuyết phục về một vài khoản, đối với tầm quan trọng của các cải cách như vậy.
“Đó là một số thành phần trong xã hội cần được thuyết phục rằng, bằng các hành động như vậy thì bầu trời sẽ không sụp đổ, chúng tôi không được hưởng các đặc quyền như một số người đã nghĩ".
"Thế nhưng đó là một cơ hội cải thiện cuộc sống và tuổi thọ của những người Úc Thổ dân, mà tôi nghĩ đó là một nghĩa vụ của người dân Úc trong đó có thành phần bảo thủ”, Rod Little.
Thế nhưng ông cho biết, một số cộng đồng quan tâm vào lúc nầy rằng chẳng có gì thay đổi cả.
“Mỗi lần bầu cử đến gần ở mức độ tiểu bang hay lãnh thổ hoặc trên tầm mức Liên bang, mọi người hy vọng mọi chuyện sẽ khác biệt về mặt y tế, gia đình và cộng đồng sẽ được cải thiện".
"Thế nhưng một lần nữa với kết quả bầu cử đáng ngạc nhiên như vậy, chúng ta chắc chắn hy vọng mặc dù rất quan tâm rằng chúng ta sẽ có các kết quả tương tự: đó là mọi chuyện ít được chú ý và ít được đặt vào thứ tự ưu tiên”, Rod Little.
Năm rồi Thủ tướng Scott Morrison đã bác bỏ việc thiết lập một tiếng nói của Thổ dân tại Quốc hội, khi cho rằng việc nầy có thể thành lập một 'Viện thứ ba', ngoài Hạ và Thượng viện.
Thế nhưng dân biểu đảng Tự do là ông Ken Wyatt cho biết, ông lạc quan về sự ủng hộ của cộng đồng, trong việc theo đuổi thực hiện một tiếng nói của Thổ dân trong Quốc hội, cùng với sự nhìn nhận người Thổ dân trong Hiến Pháp Úc.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại