Một phần côn trùng trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng

A red imported fire ant, Solenopsis Invicta

A red imported fire ant, Solenopsis Invicta Source: AAP

Thế giới đang hướng đến lần diệt chủng thứ sáu khi một số lượng lớn các loài côn trùng đang biến mất. Theo như một báo cáo khoa học mới nhất vừa công bố, có đến 1/3 các loại côn trùng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 10 năm nữa.


Một bản báo cáo về bảo tồn sinh học cho biết số lượng côn trùng trên thế giới đang sụt giảm với một tốc độ rât nhanh, dự báo là có đến 40% các loài côn trùng trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt diện trong vòng một thập niên tới.

Bản báo cáo khoa học có tên là "Sự suy giảm toàn cầu của các loài côn trùng: Đáng giá các tác nhân của nó" - Worldwide decline of the entomofauna: A review of its drivers" tập hợp 73 các công trình nghiên cứu khác nhau về sự sụt giảm số lượng côn trùng đang diễn ra trên toàn cầu để có thể đưa ra kết luận tổng quát.

Tác giả của báo cáo, Phó giáo sư danh dự Francisco Sanchez-Bayo của trường Đại học Sydney và Phó giáo sư Kris Wyckhuys của trường Đại học Queensland cảm thấy chấn động khi nhận ra quá trình sụt giảm nhanh chóng số lượng côn trùng trên toàn thế giới.

Francisco Sanchez-Bayo cảnh báo rằng trái đất đang hướng đến lần diệt chủng thứ sáu trong lịch sử hình thành sự sống trên hành tinh xanh này.

Ông nói rằng trong các cuộc tiệt chủng xảy ra trong lịch sử thì con người luôn là tác nhân đầu tiên.

"Rõ ràng cái cách mà chúng ta đang cư xử với thiên nhiên là chúng ta đang đầu độc t hiên nhiên. Chúng ta đang chống lại thiên nhiên để tạo ra lương thực trong khi chúng ta có thể sản xuất ra lương thực thực phẩm mà không cân hủy hoại môi trường thiên nhiên, và có nhiều cách để làm được chứ không phải không. Chúng tôi có thể chứng minh cho thấy sở dĩ mà con người có mặt ở đây ngày hôm nay sau hàng ngàn năm hình thành và phát triển là bởi vì chúng ta đã làm nông nghiệp đúng cách. Chỉ có từ 20, đến 30 năm trở lại đây chúng ta thay đổi cách thức của mình và chúng ta đang hủy hoại quả địa cầu."

Trong một thập niên qua, đã có một sự giảm sút lên tới 41% cá loại côn trùng trên thế giới so sánh với 22% các loại động vật có xương.

Trong khi có một số nhỏ các loại côn trùng đã có thể tự thích nghi thì một số lớn hơn rât nhiều đã không thể sống sót.

Lý do chính dẫn đến việc các laoị côn trùng bị diệt chủng là do lạm dụng hóa chất, thuốc xịt rày xịt côn trùng cùng phân bón hóa học cho nông nghiệp .

Việc một lượng lớn côn trùng trong tầng sinh học bị tiêu diệt còn có nguyên nhân là đô thị hóa và thay đổi khí hậu.

Ông Sanchez-Bayo nói các nông dân và những người trong ngành nông nghiệp cần phải thay đổi cách làm trước khi quá muộn.

"trong quá khứ chúng ta chỉ dùng hóa chất khi cần thiết. Ngày nay chúng ta dùng nó để diệt tất cả các loại cỏ với một hệ thống các laoị thuốc trừ sâu trừ cỏ. Các loại thuốc hóa chất này khiến cho cây trồng bị nhiễm độc, và không chỉ cây trồng mà có đến 80% những thứ chúng ta xịt vào cỏ là chúng nằm ở trong đất, và nó làm nhiễm độc đất trồng trọt của chúng ta, giết chết tất cả các loại côn trùng đang sống trong đất, và sau đó các lượng hóa chất dư thừa này đi vào nguồn nước. Các hoá chât tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên và chúng làm nhiễm độc cả thế giới."

Sự diệt chủng của các loại côn trùng cũng sẽ tác động lên các giống loài khác vì có rât nhiều loài khác nhau sống tương trợ vào nhau để tồn tại.

Chủ tịch Hội Nhân chủng học Úc Giáo sư Philip Weinstein tại trường Đại học Adeleide cảnh báo rằng sự diệt chủng của côn trùng cũng sẽ có ảnh hưởng đến con người.

Ông nói côn trùng giúp duy trì rât nhiều những tầng vi sinh khác trên khắp thế giới và sự biến mất của nhiều loài côn trùng sẽ có hậu quả nghiêm trọng lên con người.

"Nếu như bạn đặt tất cả lại với nhau, về thức ăn mà chúng cung cấp cho tất cả các loài vật khác trên hành tinh qua quá trình tuần hoàn luân chuyển, qua sự thụ phấn mà chúng cung cấp cho con người cũng như vòng tuần hoàn dưỡng chất. Không có tất cả những hoạt động này thì tât cả hệ thống sinh thái của trái đất có thể bị sụp đổ và điều này là tôi không hề nói quá lên chút nào."

Đồng thuận với ý kiến này thì Tiến sĩ Tanya Latty chuyên về Nhân Chủng Học tại trường Đại học Sydney cho biết con người thường bỏ qua tầm quan trọng của côn trong trong vòng tuần hoàn của sự sông trên trái đất mà trong đó con người chỉ là một mắc xích và các côn trùng cũng là một mắc xích.

"Chúng ta thường quên rằng các loài côn trùng quan trọng với sự sống như thế nào. Có đến 75% đời sống của các loài sinh vật là côn trùng, và chúng có một vai trò rất to lớn trong cuộc sống trên trái đất. Và có một thực tế nữa là có đến 40% các loài côn trùng đang đối diện với nạn tiệt chủng, 40% là một con số rất lớn-một bộ phận to lớn đời sống trên trái đất rất đang có nguy cơ bị xóa sổ. Côn trùng được xem là những sinh vật nhỏ bé đang giúp thế giới vận hành và tồn tại, và tôi nghĩ điều này hoàn toàn chính xác hoàn toàn đúng. Chúng dan xen vào hệ thống sinh thái của chúng ta."

Tin tốt lành là cả ba nhà khoa học đều đồng ý rằng không hẳn là quá trễ để có thể sửa sai và cứu lấy quả địa cầu.
Giáo sư Weinstein nói ông hy vọng rằng bản báo cáo này sẽ dóng lên hồi chuông để thay đổi nhằm thúc đẩy loài người nỗ lực bắt tay vào hành động ngay để bảo vệ các loài côn trùng.

"Với một số những cuộc nghiên cứu nghiêm túc hữu ích vào các chính sách để bảo vệ hành tinh của chúng ta thì chúng ta có thể đảo ngược tình thế. Tuy nhiên chúng ta phải hành động ngay bây giờ, và tôi nghĩ rằng việc có được nghiên cứu này dựa trên rât nhiều các nghiên cứu khác nhau về cùng nó khiến chúng ta phải thức tỉnh và hành động ngay để sửa đổi."

Cần phải hành động ngay là điều mà Tiến sĩ Latty nói vô cùng quan trọng, nếu như chúng ta muốn bảo vệ các loài côn trùng cho thế hệ sau này của chúng ta.

"Một khi mà chúng bị biến mất thì chúng biến mất luôn, vĩnh viễn. Vì vậy tốt hơn hết là hãy quan tâm đến chúng khi còn có thể hơn là ngồi tiếc nuối một khi chúng ta để mất chúng."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share