Một nghiên cứu mới cho thấy Úc còn lâu mới đạt được sự bình đẳng giữa hai giới .. với con số tiết lộ cho thấy chỉ có 8% các trẻ em gái là cảm thấy mình đang được đối xử gần như là bình đẳng với con trai.
Việc bất bình đẳng giới tính có thể nhìn thấy nó trong những điều nhỏ nhặt.
Cô sinh viên đại học Sherry-Rose Watts nói sự bất bình đẳng giới có thể bắt đầu từ lúc các em còn bé thơ ngay trong sự phân chia công việc gia đình.
"Các em gái ở nhà thì dù muốn hay không các em hiển nhiên phải làm việc nhà nhiều hơn, không chỉ là về thời gian mà các loại công việc linh tinh so với các anh em của mình. "
Còn với cô học sinh trung học Casey, việc cô không muốn nêu tên họ đầy đủ của mình khi nói về vấn đề bình đẳng giữa con trai và con gái trong nhà cũng nói lên đucợ nhiều điều thì theo cô bình đẳng giới còn cần phải được nhìn thấy trong những cái điều như là cảm thấy an toàn khi bước chân xuống các đường phố một mình.
"Bọn họ chọc ghẹo nói này nói nọ mỗi khi tôi xuất hiện, thậm chí chúng chẳng thèm chọc ghẹo tiếng người mà chúng nhái tiếng các con thú để chế nhạo chẳng khác gì chúng nói tôi là thú vật và chúng muốn nói muốn làm gì tôi thì làm."
Một nghiên cứu mới từ Plan International đánh dấu ngày Quốc tế các em gái trẻ cho thấy chỉ có một trong số mười em gái được hỏi là cảm thấy mình đang đối xử bình đẳng như với phái nam, và chỉ có một trong sáu em cảm thấy họ được nể trọng về trí não hơn là vẻ bề ngoài của mình.
Casey nói rằng em thấy nhiều bạn gái thậm chí không dám nói lên những ý kiến của mình vì sợ bị chê hỏi hay nói năng ngớ ngẩn.
"Những cô gái thường khi nói ra rất sợ bị phê phán là vô duyên vô dùng."
Và chính cái tâm thế yếm thế đó thường có những tác hại nghiêm trọng lên lòng tự tôn của một em gái.
Giám đốc điều hành Out Watch, Mary Barry nói rằng có một liên kết rõ ràng giữa sự phân biệt giới tính và những hành vi bạo lực trong gia đình.
"Có những bằng chứng cho thấy cội nguồn của các hành vi bạo lực trong gia đình là từ việc trọng nam khinh nữ khiến nẩy sinh thái độ thei61u tôn trọng phụ nữ và cuối cùng dẫn đến việc bạo lực".
Giám độc điềù hành Plan International Susanne Legena cho biết phân biệt giới tính và bất bình đẳng giới có thể có nhiều hình thức khác nhau.
Bà Legena mô tả việc này như là chuyện trong bóng tối của xã hội Úc.
"Các học sinh nam thườntg đánh giá các cô gái trên mạng qua vẻ bề ngoài vẻ ngoài của mình, hoặc chọc ghẹo, hoặc giả tiếng mèo, hoặc tấn công làm phiền trên mạng, hoặc gởi những hình ảnh nhạy cảm mà không ai yêu cầu, hoặc bị áp lực trong mối quan hệ tình dục để làm những điều không thấy thoải mái."
Nghiên cứu từ Save The Children cho thấy các đánh giá dựa trên các yếu tố như tỷ lệ nữ tốt nghiệp trung học, làm việc trong bộ máy chính phủ và tỷ lệ thiếu niên mang thai,thì Scandinavia là nơi tốt nhất để về tôn trọng phụ nữ.
Úc đứng ở vị trí 21 trong số 144 quốc gia, và chỉ số thấp kém này cbhủ yếu là do sự ít ỏi các gương mặt phụ nữ trong quốc hội.
Trong khi đó, hai mươi quốc gia đang phát triển ở châu Phi cận Sahara xếp hạng tồi tệ nhất.
Cuộc điêù trra cũng cho biết có một nhóm các đầu bếp tại Melbourne đang cố gắng cải thiện bằng cách mặc một váy đồng phục học sinh một ngày trong tuần để đi làm.
Đầu bếp Pierre Roelofs và nhóm của ông thừa nhận việc này có thể bị xem như là bất thường nếu diễn ra ở những khu vực khác nhưng tại một nơi được xem và tự hào là khu lập dị nội ô bắc của Melbourne, thì chẳng ai buồn ngoái lại hay nhướng mày khi nhìn thấy các đầu bếp mặc đồng phục nữ sinh đi làm.
"Um chả có gì bất thường cả, tôi không nghĩ nó bất thường hahaha. "
Chiến dịch Do It A dress nôm na như là "Váy đầm lên tiếng" là nhằm quyên góp tiền để giữ các em gái trong trường học ở Uganda và Sierra Leone.
Giám đốc điều hành va nhà tổ chức Scủa tổ chức từ thiện có tên một cô gái One Girl, Morgan Koegal cho biết việc một phụ nữ được đi học có thể ảnh hưởng đến một cả một cộng đồng.
"Điều cốt lõi về giáo dục đối với nữ giới là nó không chỉ ảnh hưởng đến họ, mà nó ảnh hưởng đến gia đình họ và ra cả cộng đồng nơi họ sống, vì đối với mỗi người phụ nữ mà bạn giúp kéo ra khỏi nghèo đói thì cô mang theo ít nhất là ba người ra khỏi đói nghèo với mình."
Chính phủ liên bang cho biết trong khi Úc làm tốt về những công việc bình đẳng giá khác thì với việc bất bình đẳng giới toàn cầu đây vẫn còn là một vấn đề, đặc biệt là nhìn trong số lượng các đại diện nữ có mặt trong chính phủ liên bang.
Tuy nhiên, Bộ trưởng về vấn đề nữ giới bà Michaelia Cash nói rằng vấn đề đang được giải quyết.
Bà nói rằng chính phủ đã đặt mục tiêu mới gia tăng số lượng phụ nữ tham gia vào hội đồng chính phủ lên 50 %.
"Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng khi chúng ta đề cử các ban bệ của chính phủ chúng tôi sẽ bổ nhiệm những phụ nữ có khả năng. "