IPCC: Biến đổi khí hậu đang gia tăng với tốc độ đáng sợ

Australian Prime Minister Scott Morrison and Energy Minister Angus Taylor

Energy Minister Angus Taylor (right) said the BBC report does not accurate reflect comments the Australian government provided to the IPCC. Source: AAP

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã công bố báo cáo mới nhất của mình về mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu. Trong số khuyến nghị cấp bách là sự cần thiết phải thu hẹp đáng kể việc sử dụng than đá trên toàn cầu.


Biến đổi khí hậu đang gia tăng với tốc độ đáng sợ khi các nỗ lực cắt giảm khí thải toàn cầu tiếp tục giảm sút. Đó là cảnh báo từ các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới trong một báo cáo mới, tập trung vào các hành động cần thiết để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu – viết tắt là IPCC - khuyến nghị rằng để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ, việc sử dụng than đá trên toàn cầu phải được cắt giảm từ 65 đến 95%. Việc sử dụng dầu hỏa cũng nên được thu hẹp lại từ 15 đến 50% trên toàn cầu. Nói chung là phải hạn chế tối đa việc khai thác nhiên liệu hóa thạch.

Báo cáo IPCC một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải hạn chế sự nóng lên toàn cầu dưới 1,5 độ C.

Nhà bảo tồn và thành viên Hội đồng Khí hậu Greg Bourne là cựu giám đốc điều hành BP, nói rằng một số tác động của biến đổi khí hậu là không thể tránh khỏi.

"Nếu chúng ta có thể giới hạn ở mức 1,5 độ, chúng ta đã hiểu khá rõ khí hậu sẽ ổn định trong giới hạn đó. Nhưng chúng ta đã chốt một số mực nước biển dâng đáng kể, điều đó sẽ xảy ra, ngay cả khi chúng ta giữ ở mức 1,5 độ."

Dựa trên các mục tiêu ngắn hạn đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow gần đây, mức tăng nhiệt độ toàn cầu được dự báo sẽ vượt quá 2,4 độ vào năm 2030.

Một báo cáo trước đó của IPCC, được công bố vào tháng 8 năm ngoái, cho thấy sự nóng lên toàn cầu có thể đạt 1,5 độ so với mức tiền công nghiệp vào năm 2030 - sớm hơn 10 năm so với dự kiến.

Báo cáo tương tự cũng lưu ý rằng những thay đổi của khí hậu trái đất đã được quan sát thấy ở mọi khu vực trên thế giới và các hoạt động của con người "rõ ràng" khiến hành tinh ấm lên.

Các nhà lãnh đạo cộng đồng ở quần đảo Torres Strait nằm ở vùng trũng thấp đã dành nhiều năm để nâng cao cảnh báo về tình trạng nước biển dâng.

Người đàn ông của Warraber, Kabay Tamu nói rằng cửa sổ để hành động đang nhanh chóng thu hẹp lại.

"Có những lúc các cộng đồng bị biển nhấm chìm hoàn toàn. Nước biển tràn vào nhà và mọi thứ của họ. Đặc biệt là vào khoảng mùa gió mùa. Tôi đoán tác động lớn nhất sẽ là, đã đến lúc chúng tôi phải đưa ra quyết định tái định cư. Chúng tôi sẽ là những người tị nạn của biến đổi khí hậu ngay trên đất nước của chúng tôi."

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã mạnh mẽ chỉ trích các chính trị gia và doanh nghiệp sau đánh giá khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng. Phát biểu trước dân số thế giới, ông Guterres đòi hỏi gia tăng việc sử dụng năng lượng tái tạo ngay bây giờ và với quy mô lớn, nếu không hậu quả sẽ kinh khủng.

“Chúng ta đang trên con đường dẫn đến sự nóng lên toàn cầu cao hơn gấp đôi giới hạn 1,5 độ đã được thỏa thuận ở Paris. Một số nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp đang nói một điều - nhưng lại làm một nẻo. Nói một cách đơn giản, họ đang nói dối. Và kết quả sẽ rất thê thảm."

Ông Guterres nói báo cáo của IPCC liệt kê những cam kết trống rỗng đẩy chúng ta tới một thế giới không thể sống được.

"Các nhà hoạt động vì khí hậu đôi khi được mô tả là những người cấp tiến nguy hiểm. Nhưng những kẻ cấp tiến thực sự nguy hiểm là những quốc gia đang tăng cường sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch mới là sự điên rồ về đạo đức và kinh tế", ông Guterres nói.

Một loạt các chính trị gia, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người ủng hộ khí hậu tiếp tục kêu gọi Úc tăng tốc độ cắt giảm khí thải của chính mình.

Cựu giám đốc điều hành của Origin Energy, Andrew Stock cho biết Úc không thể phủ nhận báo cáo mới nhất của IPCC. Ông nói Úc là một trong những nước xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới và chúng ta có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất trong số các quốc gia phát triển.

Chính phủ liên bang đã cam kết đạt đến mức không phát thải ròng vào năm 2050.

Báo cáo cuối cùng trong loạt báo cáo do IPCC thực hiện sẽ được phát hành vào tháng 10.


Share