Việc nầy diễn ra khi Nga vả Liên hiệp quốc thúc giục mọi người hãy bình tĩnh giữa lúc trận chiến ngôn từ diễn ra giữa nhà lãnh đạo Bắc hàn Kim Jong Un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Liên hiệp quốc có 193 nước hội viên được yêu cầu lần lượt lên đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào tuần nầy.
Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop đã dùng cơ hội nầy để nhắm đến Bắc hàn về chương trình nguyên tử của nước nầy.
“Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là cơ chế giám sát nền hoà bình và an ninh thế giới".
"Thế nhưng thành quả của Hội đồng hiện bị thách thức và phá hoại và ngay cả bị xem thường".
"Chương trình nguyên tử và hỏa tiễn bất hợp pháp của Bắc hàn vi phạm rất nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an".
"An ninh của hàng triệu người bị nguy hiểm, do sự kiện Bắc hàn từ chối tuân thủ các luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế”, Julie Bishop.
Bà cho biết, nước Úc xem xét việc tăng cường cấm vận đối với Bắc hàn, nếu chế độ nầy tiếp tục xem thường quan điểm của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Bà thúc giục Trung quốc và Nga, hãy theo gương của nước Úc.
“Bắc hàn là quốc gia duy nhất hiện thử nghiệm vũ khí nguyên tử và cũng là nước duy nhất làm như vậy trong thế kỷ nầy".
"Hội đồng Bảo an Liên hiệp đã đối phó với các biện pháp chế tài mới nghiêm nhặt hơn, điều quan trọng là tất cả các nước thành viên Liên hiệp quốc và đặc biệt là 5 thành viên thường trực như Trung quốc, Nga , Anh, Pháp và Mỹ, có một trách nhiệm đặc biệt trong việc thực thi mạnh mẽ các chế tài nầy để bó buộc Bắc hàn từ bỏ các chương trình bất hợp pháp của họ”, Julie Bishop.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov liên kết trận võ mồm giữa lãnh tụ Bắc hàn Kim Jong Un và Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump, như là vụ cãi vã ở lớp mẫu giáo giữa hai đứa trẻ.
Được biết Kim Jong Un và Donald Trump đã đe dọa lẫn nhau, sau khi Tổng thống Mỹ ra lệnh có những vụ cấm vận mới và hăm he hủy diệt Bắc hàn, trong một bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Trong một lời tuyên bố được truyền hình, Kim Jong Un hứa hẹn sẽ khiến cho ông Trump phải trả giá cho những lời đe dọa nói trên và gọi ông Trump là một người loạn trí.
Sau đó Ngoại trưởng Bắc hàn là ông Ri Yong Ho nói rõ về những gì ông tin là nhà lãnh đạo của ông muốn ngụ ý.
“Cá nhân tôi nghĩ rằng, nên có một vụ thử nghiệm bom khinh khí trên căn bản, với mức độ chưa từng có trước đây”.
Ông Trump đã phản ứng bằng cách gọi Kim Jong Un là một chú bé thích chơi đùa với hỏa tiễn.
"Vì vậy tôi nghĩ rằng các biện pháp cấm vận kinh tế sẽ phải gắt gao hơn, Hoa kỳ đã loan báo họ sẽ làm nhiều hơn nữa và tôi tin rằng Trung quốc cũng sẽ làm nhiều hơn”, Julie Bishop.
Tuyên bố trong một vụ tụ tập tại Huntville thuộc tiểu bang Alabama, ông cho biết một giải pháp hoà bình có thể sẽ không đạt được.
“Một giải pháp hoà bình không thể thực hiện trong lúc nầy, thế nhưng tôi sẽ làm vì chúng ta phải tiến hành dù muốn dù không".
"Chú bé thích chơi trò hỏa tiễn sẽ không làm chuyện nầy vì chúng ta thực sự chẳng có chọn lựa nào khác".
"Nay hắn ta đang nói chuyện về loại vũ khí có sức hủy diệt lớn lao nổ giữa đại dương và có thể một vài chuyện sẽ thực hiện nhưng cũng có thể không. Cá nhân tôi, tôi không tin việc nầy xảy ra”, Donald Trump.
Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, cả hai nhà lãnh đạo cần nên bình tĩnh.
“Chúng ta cần bình tĩnh không nên nóng nẩy và hiểu được rằng chúng ta cần tạm dừng đã và cần có một số văn bản".
"Cùng nhau với các đồng nghiệp, chúng ta sẽ tiếp tục tiến đến một giải pháp hợp lý chứ không phải vì cảm xúc, thay đó là vì chuyện cãi nhau tại một vườn trẻ giữa hai đứa bé mà không ai có thể can gián được”, Sergei Lavrov.
Liên hiệp quốc cũng kêu gọi nên bình tĩnh và nói rằng mục tiêu nên là một giải pháp ngoại giao, chứ không phải là một cuộc đấu võ mồm.
Ông Stephane Dujarric là phát ngôn nhân của ông Tổng Thư Ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres nói rằng, các quan ngại đã được nêu lên trực tiếp với đại diện của Bắc hàn.
“Ông Tổng Thư Ký hy vọng cuộc họp nầy và tôi không muốn đặt ra những kỳ vọng nào".
"Rõ ràng điều quan trọng cho ông là có thể thảo luận trực tiếp với một đại diện cao cấp của Bắc hàn và thông điệp của ông mà ông đưa ra là một ước muốn thấy được tình trạng phi nguyên tử hóa trên bán đảo Triều Tiên, với hy vọng rằng sự đoàn kết mà chúng ta thấy hiện nay tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ tạo ra cơ hội cho cuộc thảo luận chính trị”, Stephane Dujarric.
Còn Nam hàn cho rằng tuyên bố trên truyền hình của ông Kim Jong Un là chuyện quan tâm đầu tiên.
Phát ngôn nhân thuộc bộ Thống nhất Triều Tiên là ông Baik Tae Hyun, thúc giục Bắc hàn hãy tham gia trong việc thương thuyết, nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng.
“Bắc hàn phải nhanh chóng chấm dứt những trò khiêu khích nguy hiểm, chỉ dẫn đến sự cô lập và sụp đổ, Bắc hàn nên chọn lựa trong việc tham dự cuộc hội đàm nhằm phi nguyên tử để giải quyết các khó khăn về vấn đề nguyên tử một cách êm thắm”.
Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật bản là ông Yoshihide Suga nói rằng, các nhận xét của ông Kim Jong Un phải bị lên án.
“Những nhận xét và hạnh kiểm của Bắc hàn có tính cách gây hấn và tạo ra bất an cho khu vực cũng như quốc tế, chuyện nầy không thể chấp nhận được”.
Tại New York, Ngoại trưởng Úc Julia Bishop sau đó tuyên bố tại Viện Chính sách Á châu cùng với cựu Thủ tướng Kevin Rudd, hiện là giám đốc của Viện.
“Tôi kêu gọi Trung quốc là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để nói rằng đây là một vấn đề miệt thị thẩm quyền của Liên hiệp quốc".
"Mọi nước đều trông đựi ở quí vị và 4 quốc gia còn lại tạo nên thẩm quyền của Hội đồng Bảo an".
"Vì vậy tôi nghĩ rằng các biện pháp cấm vận kinh tế sẽ phải gắt gao hơn, Hoa kỳ đã loan báo họ sẽ làm nhiều hơn nữa và tôi tin rằng Trung quốc cũng sẽ làm nhiều hơn”, Julie Bishop.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại