Tổng Thư Ký WHO, Tedros Ghebreyesus cho biết cuộc chạy đua trong việc sản xuất và phân phối vắc xin là một sự hợp tác chứ không phải là việc tranh giành.
Ông cho biết mục tiêu chính là cữu mạng người và gia tăng việc hồi phục kinh tế.
“Đây không phải là chuyện thiện nguyện, mà là quyền lợi cao nhất của mỗi quốc gia, là chúng ta cùng nhau bơi hay cùng bị đắm".
"Con đường nhanh nhất là chấm dứt đại dịch và gia tốc nền kinh tế thế giới, để bảo đảm rằng một số người được chủng ngừa tại mọi quốc gia, chứ không phải mọi người tại một số nước mà thôi”, Tedros Ghebreyesus.
Việc nầy diễn ra khi các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng tại một số nơi ở Âu Châu, sau khi một số vụ phong tỏa kết thúc và một số nước khác bắt đầu việc ban hành lệnh phong tỏa.
WHO cho biết, các quốc gia đại diện cho khoảng 60 phần trăm dân số thế giới đã ký kết kế hoạch hợp tác COVAX, để mua thuốc chủng coronavirus.
Ông Richard Hatchett là giám đốc của Liên hiệp Các Phát minh Chuẩn bị Cho Đại dịch, vốn đi đầu trong việc nghiên cứu và phát triển COVAX.
Tiến sĩ Hatchett cho biết, sự tiếp cận đồng đều với vắc xin coronavirus, là những gì mà các nhóm quốc tế hiện cam kết theo đuổi.
“COVID-19 không thể bị đánh bại tại quốc gia vào một thời điểm nào đó, do đó chúng ta phải chia sẻ vắc xin cứu mạng nầy trên toàn cầu cùng một lúc".
"Lòng nhân đạo không bao giờ được thực hiện về chuyện nầy trước đây, với các kỹ thuật y khoa mới cứu mạng hay can thiệp nầy".
"Chúng ta hiện ở trên một con đường, để đề ra một tiền lệ hết sức quan trọng cho cả thế giới”, Richard Hatchett.
Cho đến nay virus đã lây nhiễm hơn 31 triệu trường hợp trên khắp thế giới và giết chết hơn 960 ngàn người.
Nước Đức hiện thiết lập các phòng khám đơn giản đối với bệnh sốt.
Bộ Trưởng Y tế là Jens Spahn cho biết, đó là hạ tầng cơ sở trong hệ thống y tế, nhằm ngăn chận việc lây nhiễm trong các phòng chờ đợi.
Ông cũng nói về việc ưu tiên tham vấn, và các thực tập ưu tiên khi một số khu vực hiện chiến đấu với sự gia tăng các vụ nhiễm bệnh.
“Chúng tôi cũng muốn có luật lệ mới về việc cách ly và đồng ý về chuyện nầy với chính phủ các tiểu bang".
"Việc nầy đã được thảo luận và mục tiêu là từ giữa tháng 10 trở đi, chiến thuật xét nghiệm, luật lệ thử nghiệm và qui tắc mới về cách ly, sẽ áp dụng cho mùa thu và mùa đông sắp tới”, Jens Spahn.
Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Munich vừa loan báo các hạn chế hiện thắt chặt trong thành phố.
Tại Pháp, nhà cầm quyền y tế bắt đầu mở các trung tâm xét nghiệm mới tại thủ đô Paris, trong khi các trường hợp lây nhiễm đạt mức kỷ lục mới.
Có 20 trung tâm dự trù sẽ mở cửa tại Paris và các khu ngoại ô, vào tuần nầy với mục tiêu hạ giảm những hàng người chờ đợi và đình hoãn.
Các trung tâm miễn phí được mở cửa cho mọi người, có hay không có các triệu chứng.
Cho đến nay có ít nhất 31 ngàn người chết tại Pháp và đây là con số cao nhất tại Âu Châu.
“Các trường dạy điệu vũ samba thường thực hiện các buổi trình diễn và chúng tôi phải hủy bỏ vì đại dịch. Vì vậy nó gây ảnh hưởng lên lợi tức của chúng tôi hàng tháng và hàng năm, nên chúng tôi phải tìm cách phát triển các cách thức khác, để tìm kiếm lợi tức”, Diogo Jesus.
Tại Hoa Kỳ, người dân Mỹ hiện tiến gần đến một cột mốc mới là 200 ngân người chết vì coronavirus.
Đó là nguyên nhân ứng cử viên Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ, ông Joe Biden tuyên bố tại tiểu bang Wisonsin khi đổ lỗi cho Tổng Thống Donald Trump, về chuyện mất mát lớn lao nhất về sinh mạng của người dân Mỹ trong lịch sử Hoa Kỳ.
“Chúng ta được cho biết là, chúng ta có thể cứu được sinh mạng".
"Lần nầy tìm cách cứu được 110 ngàn nhân mạng, nếu chúng ta chỉ cần thực hiện các bước đơn giản, chính yếu là việc mang khẩu trang và chính Tổng Thống cũng từ chối".
'Thực tế chúng ta chỉ theo dõi những gì ông đã tổ chức các cuộc tụ họp trong nhà với hàng ngàn người, nhiều người chẳng mang mặt nạ chi cả, bất chấp bằng chứng cho rằng họ quan tâm đến mỗi sinh mạng của người dân đang gặp nguy cơ”, Joe Biden.
Hoa Kỳ đứng đầu các con số trường hợp nhiễm virus trên toàn cầu và cột mốc đau thương nầy sẽ vượt xa số tử vong được xác nhận trên thế giới.
Tại Mỹ mỗi ngày trung bình có hơn 770 người chết và các viên chức ước lượng số tử vong sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm nay là 400 ngàn người.
Việc nầy diễn ra khi các trường học và đại học mở cửa lại và thời tiết bắt đầu lạnh hơn.
Trong khi đó, quốc gia đứng hàng thứ hai sau Mỹ là Ấn Độ.
Mặc dù đã có hơn 80 ngàn người chết và hơn 5,4 triệu trường hợp lây nhiễm, trường học đã mở cửa một phần cho học sinh từ lớp 9 đến 12 đi học một cách tình nguyện.
Việc nầy diễn ra sau vụ phong tỏa kéo dài 6 tháng.
Còn quốc gia đứng hàng thứ ba thế giới về số tử vong là Brazil, khi ghi nhận có hơn 4 triệu rưỡi vụ lây nhiễm.
Người ta lo ngại rằng, con số đó tại Brazil có thể khiến cho lễ hội lớn nhất thế giới diễn ra vào tháng tới, đó là Rio Cardinal có thể bi hủy bỏ.
Đối với vũ sư tại một trường dạy khiêu vũ điệu samba là Diogo Jesus và các công nhân chuẩn bị lễ hội khác, đó là dịp để chen chúc nhau trong không khí tưng bừng.
“Các trường dạy điệu vũ samba thường thực hiện các buổi trình diễn và chúng tôi phải hủy bỏ vì đại dịch".
"Vì vậy nó gây ảnh hưởng lên lợi tức của chúng tôi hàng tháng và hàng năm, nên chúng tôi phải tìm cách phát triển các cách thức khác, để tìm kiếm lợi tức”, Diogo Jesus.
Được biết nhà cầm quyền tại Rio De Janero, hy vọng sẽ loan báo tương lai của lễ hội của thành phố vào cuối tháng nầy.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại