Kết nối các gia đình chia cắt trong chiến tranh Ukraine - Nga

Ukrainian prisoners of war who were released as part of a prisoner swap with Russia

Ukrainian prisoners of war who were released as part of a prisoner swap with Russia. Source: AAP

Có hàng triệu người tị nạn, cùng với hàng ngàn tù nhân chiến tranh, ở cả hai phía trong cuộc chiến Ukraine và Nga. Biết bao gia đình đã ly tán, và nhiều người đang hồi hộp chờ đợi tin tức người thân. Kết nối các gia đình bị lạc trong chiến tranh là công việc của Cơ quan truy tìm thuộc Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế.


"Tên tôi là Jelena Milosevic Lepotic và tôi là người đứng đầu Văn phòng tìm kiếm trong các cuộc xung đột vũ trang Quốc tế ICRC."

Trên những ngọn đồi phía trên Geneva, Jelena và các đồng nghiệp của cô đang bận rộn trả lời các cuộc gọi, email, thậm chí cả bưu thiếp từ các gia đình Ukraine và Nga đang lo lắng cho người thân của họ.

Trong hơn một thế kỷ, Hội hồng thập tụ đã nỗ lực để đoàn tụ những gia đình bị chia cắt bởi xung đột; theo công ước Geneva, bao gồm cả tù nhân chiến tranh.

"Các hoạt động như vậy diễn ra khi người sáng lập ICRC, Henry Dunant, thu thập được một bức thư từ một người lính bị thương đang hấp hối mà mối quan tâm duy nhất, dù anh ta đang ở lằn ranh sinh tử, là mẹ anh ta sẽ không biết chuyện gì đã xảy ra với mình. Và anh ấy muốn bức thư được gửi cho mẹ anh ấy."

Việc Nga xâm lược Ukraine tạo ra nhiều tù nhân chiến tranh.

ICRC đang nhận danh sách từ cả hai phía và từ từ kết nối với gia đình của họ.

Ngày nay, cơ quan truy tìm đầu não là trung tâm nơi tiếng Ukraine và tiếng Nga xuất hiện mỗi ngày, khi các tin nhắn được chuyển tiếp, hoặc nhân viên gọi cho các gia đình để báo tin tức.

Anastasia, Jana và Marian Pascale nhận hàng chục cuộc gọi mỗi ngày. Đây là những gì họ nghe thấy.

"Mẹ ơi, con an toàn. À, trong trường hợp mẹ nhận được tin nhắn này, mẹ có thể cho con số điện thoại của bà ngoại ở Kyiv không? Nếu được thả, con sẽ ghé qua gặp bà. Anh ấy là tù nhân chiến tranh người Nga hiện đang ở Ukraine, và bà của anh ấy đang sống ở Kyiv."

"Tôi nhận được cuộc gọi từ một phụ nữ trẻ đang tìm chồng. Một tù nhân chiến tranh. Chồng cô ấy ở Mariupol, Azovstal. Cô ấy nói với tôi có thể để lại cho chị một số thông tin cá nhân được không? Và tôi nói có nếu Hội Chữ thập đỏ gặp chồng tôi, chị có thể vui lòng cho anh ấy biết rằng hôm nay tôi vừa sinh một đứa trẻ lúc 12 giờ 45 phút, bé nặng 3.6 kg".

"25% nội dung chúng tôi nhân mỗi ngày là các gia đình bắt đầu hoặc kết thúc bằng cách khóc tức tưởi. Tôi đã nói chuyện với một gia đình người Nga, một người mẹ có đứa con trai 19 tuổi. Bà nói với tôi rằng bà không có bất kỳ tin tức nào về con trai trong hai tháng rưỡi."

"Mẹ ơi con rất khỏe. Đừng lo cho con, nếu mẹ có dịp, mẹ có thể gửi cho con bốn đôi vớ được không? Hai ký sôcôla. Còn một thứ khác, à trà mẹ nhé, hai bọc thuốc lá và hai gói trà."

Không có yêu cầu nào lại bị từ chối.

Thông tin được lưu giữ mãi mãi.

Hội Chữ thập đỏ vẫn nhận được câu hỏi từ các gia đình của những người mất tích ở Việt Nam - ngay cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Không phải gia đình nào cũng nhận được tin mừng hay bất cứ tin tức gì.

Nhưng đôi khi, Marian Pascale nói, có những ngày tin tốt lành sẽ đến.

Và đó là cảm giác tuyệt vời nhất.

"Thật sự rất vui khi nói với họ rằng, chúng tôi hay tin rằng anh ấy còn sống. Anh ấy gửi cho chị một tin nhắn nhỏ. Anh ấy vẫn ổn. Anh ấy còn sống. Và anh ấy yêu chị."

Share