Chiến dịch tiêm chủng đang tăng tốc trên toàn cầu, nhằm giảm thiểu số ca nhiễm coronavirus.
Ở Quebec và British Columbia thuộc Canada, nhân viên y tế sẽ bắt buộc phải tiêm vắc xin để tiếp tục làm việc.
Thế nhưng có những lo ngại rằng, quy định này có thể làm giảm số lượng nhân viên trong các bệnh viện và viện dưỡng lão.
Gần nước Úc hơn, New Zealand đang mua thuốc điều trị kháng vi rút cho bệnh nhân COVID-19, theo sau nước Úc.
Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết, đất nước của bà đang mua 60.000 liều molnupiravir từ một công ty của Hoa Kỳ.
Thuốc được sử dụng để ngăn chặn sự nhân lên của vi rút, sau khi nhiễm COVID-19.
Trong khi đó ở Pakistan, một nhà khoa học nổi tiếng cũng như hàng triệu người trên thế giới, đã mất mạng vì COVID-19.
Ông Abdul Qadeer Khan được biết đến với vai trò gây tranh cãi về vũ khí hạt nhân.
Ông Mohammad Shabbir đang thương tiếc cho khoa học gia 85 tuổi, qua đời trong một bệnh viện ở Islamabad.
“Nhờ có ông ta, Pakistan mới trở thành một cương quyết nguyên tử".
"Ông là niềm hãnh diện của chúng ta và mọi người chúng ta nên hãnh diện về ông".
"Tôi muốn nói rằng, cái chết của ông là một thảm kịch quốc gia và hôm nay mọi người đều buồn bã thương tiếc”, Mohammad Shabbir.
Trong khi đó nhà cầm quyền Nga cho biết, số liệu tử vong do coronavirus cao có thể là do một số người dân không được tiêm chủng.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, các cuộc đàm phán đã được tổ chức với Liên minh châu Âu về chứng chỉ COVID-19.
Vắc xin Sputnik 5 của Nga, hiện không được Liên Âu và Hoa Kỳ công nhận.
“Chúng tôi đã tổ chức các cuộc đàm phán này, để công nhận chứng chỉ COVID với Liên minh Châu Âu trong một thời gian dài".
"Có nhiều lý do khác nhau khiến thỏa thuận bị đình trệ".
"Nó bao gồm các lý do khách quan liên quan đến việc sắp xếp các thủ tục tương ứng, nhưng chúng tôi cũng thấy và các đối tác châu Âu của chúng tôi đã nói công khai, đó là một thành kiến đối với vắc xin của Nga dựa trên lý do chính trị”, Sergey Lavrov.
“Theo Bộ Y Tế Mã Lai, mức độ chủng ngừa đầy đủ của người lớn đã đạt được 90 phần trăm”, Ismail Sabri Yaakob.
Trong khi đó, việc chống đối vắc xin đã gia tăng ở các khu vực của châu Âu, nơi các cuộc biểu tình giận dữ đã được tổ chức ở Rome vào cuối tuần qua.
Theo hệ thống thẻ xanh của Ý dành cho người lao động, những nhân viên không có giấy chứng nhận sức khỏe hợp lệ sau ngày 15 tháng 10, có thể bị đình chỉ công việc mà không được trả lương.
Hơn 80 phần trăm người Ý từ 12 tuổi trở lên, đã được tiêm chủng đầy đủ.
Trong khi đó ở châu Á, với phần lớn người lớn Malaysia được tiêm phòng, Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đi lại giữa các tiểu bang từ hôm thứ Hai.
“Theo Bộ Y Tế Mã Lai, mức độ chủng ngừa đầy đủ của người lớn đã đạt được 90 phần trăm”, Ismail Sabri Yaakob.
Người dân Mã Lai cũng có thể đi ra nước ngoài mà không cần chính phủ cho phép, thế nhưng họ phải trải qua việc xét nghiệm COVID-19 và cách ly khi trở về.
Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại