Ngân hàng Commonwealth cho biết, việc lạm dụng về tài chính là một cơn đại dịch tiềm ẩn, với 90 phần trăm các vụ bạo hành trong gia đình được báo cáo, bao gồm một số hình thức khác về lạm dụng tài chính.
Hình thức thông thường nhất về lạm dụng tài chính được báo cáo trong cuộc khảo sát liên quan đến việc một người sử dụng hết lương bổng của người sống chung để chi tiêu các khoản trong gia đình, rồi xài tiền của họ vào chuyện riêng của mình mà thôi, trong khi phân nửa những người được hỏi cho biết người sống chung hoàn toàn kiểm soát các khoản tài chính của họ.
Bà Catherine Fitzpatrick là người đứng đầu Toán Theo dõi Khách hàng bị Nguy Cơ trong Cộng đồng cho ngân hàng Commonwealth.
Bà cho biết trong mối quan hệ được tôn trọng, mọi người hiểu biết rằng người khác có thể quản lý tiền bạc theo cách thức khác nhau.
“Trong một quan hệ tốt đẹp về mặt tài chính, có những cách thức mà người ta quản lý tiền bạc một cách khác biệt, có thể là do họ thuộc những nguồn văn hóa khác nhau và chuyện này không có gì sai trái".
"Thế nhưng nếu có chuyện lạm dụng về mặt tài chính, khi có một số người sử dụng hết lương bổng của người sống chung vào các chi tiêu trong gia đình, rồi chỉ xài tiền của họ cho các việc riêng của họ mà thôi".
'Hay họ có thể giấu giếm tài sản, hay kiểm soát hoàn toàn vấn đề tài chính của người sống chung".
"Nếu quí vị đồng ý rằng, quí vị sẽ quản lý tiền bạc của mình theo một cách thức mà một số người khác quản lý nó, đó là chuyện khác biệt đối với một số người tước đoạt sự chọn lựa của quí vị”, Catherine Fitzpatrick .
Phúc trình cũng tiết lộ rằng, việc thiếu nhận thức về các dịch vụ hỗ trợ cho những người đã trải qua các vụ lạm dụng tài chính, với 79 phần trăm những người được hỏi không thể nhớ được bất cứ dịch vụ hỗ trợ nào cả.
Để đáp ứng tình trạng này, ngân hàng Commonwealth loan báo một số biện pháp giúp đỡ.
Việc này bao gồm sự liên kết với tổ chức từ thiện Good Sherpherd, vốn đề ra việc huấn luyện và tiếp cận những khoản cho vay không lời trên internet, đối với những người bị lạm dụng về tài chính hay bạo hành trong gia đình, bất kể là họ có liên lạc với ngân hàng nào.
Mọi người cũng có thể tiếp cận một hướng dẫn trên trang mạng của ngân hàng, bằng 16 ngôn ngữ trong đó vạch ra các loại lạm dụng tài chính và đề ra các chỉ dẫn để phục hồi.
Bà Fitzpatrick hy vọng mọi người có thể lên tiếng để được giúp đỡ.
“Khi có ai bị lạm dụng về mặt tài chính và không có cách nào để có quyết định riêng về mặt tiền bạc, họ có thể chọn giữa sự nghèo khó hay bị bạo hành, nhưng đó là việc chẳng có thể chọn lựa chi cả".
"Những gì chúng ta tìm cách làm, là giúp cho các nạn nhân dễ dàng hơn trong việc cởi bỏ các ràng buộc cuả những người lạm dụng và giúp quí vị khởi sự một chương mới trong cuộc đời, để đạt được sự độc lập tài chính”, Catherine Fitzpatrick.
Trong khi đó, tiến sĩ Sabrin Farooqi là chủ tịch của Mạng Lưới Văn hóa Khác biệt, một tổ chức độc lập tranh đấu cho công bằng xã hội và dị biệt văn hóa.
Là một luật sư và là một nhân viên xã hội, bà làm việc với các phụ nữ thuộc các cộng đồng Nam Á và Phi Châu.
Nhiều người hiện có visa kết hôn và họ thường giữ im lặng, không biết rằng việc lạm dụng tài chính là điều mà họ có thể tìm được sự trợ giúp.
Tiến sĩ Farooqi muốn thấy có nhiều tài trợ cho các tổ chức căn bản để thực hiện các khoá học cho những phụ nữ gặp nhiều nguy hiểm, biết được về vấn đề quản lý tài chính.
"Thường khi quí vị tìm thấy một phụ nữ cần tiền, rồi mọi chuyện sau đó mới vỡ lỡ. Sau đó người phụ nữ cảm thấy hết sức bối rối, khi nhận thấy mình ở trong một tình trạng như vậy”, Supriya Singh.
Bà cho biết các quan điểm về văn hóa hình thành việc quản lý tài chính trong một số cộng đồng di dân và bà nói rằng, có những nhu cầu cần có các dịch vụ hỗ trợ để đối phó với những khó khăn ảnh hưởng đến nhóm phụ nữ này.
“Những gì diễn ra là do thế hệ di dân thứ nhất không hiểu biết gì về quyền hạn luật định của mình, họ chẳng biết chi về chuyện tài chính".
"Họ chẳng biết điều hành các trương mục ở ngân hàng, hay một ngân sách là gì".
"Một điều rất quan trọng, là nhiều phụ nữ đến Úc với visa kết hôn".
"Họ là những người thuộc thế hệ di dân thứ nhất và rất thường khi họ phụ thuộc vào tình trạng visa của chồng".
"Vì vậy họ vẫn giữ im lặng trong một thời gian dài, nhưng một số người nói lên sau đó, tuy rằng đa số vẫn giữ im lặng trong suốt cuộc đời, họ chẳng hiểu là chính mình đã bị lạm dụng về mặt tài chính”, Sabrin Farooqi.
Còn bà Supriya Singh là giáo sư danh dự về Thương mại tại đại học RMIT.
Bà hoan nghênh chương trình của ngân hàng Commonwealth thế nhưng lại lo sợ rằng, các phụ nữ di dân không thể tiếp cận dịch vụ do họ không nhận ra rằng những vụ lạm dụng tài chính xảy ra trong tình trạng bạo hành trong gia đình.
Giáo sư Singh nói rằng, cần có luật lệ mạnh mẽ hơn, trong đó luật sư và các nhân viên xã hội được huấn luyện để tìm ra các hình thức lạm dụng, chứ không chỉ là một vụ việc đơn lẻ.
Anh quốc, xứ Wales, Ái Nhĩ Lan và Tô Cách Lan đã hình sự hóa tội lạm dụng tài chính và bà tin rằng nước Úc sẽ làm như vậy.
“Hiện tại không có dấu hiệu nào từ mặt luật pháp hay từ xã hội cho thấy, việc lạm dụng về mặt kinh tế là một tội phạm".
"Người phụ nữ rất xấu hỗ khi chuyện nầy xảy đến cho họ".
"Họ chỉ than Trời trách Đất, vì sao lại phải lâm vào tình trạng như thế này và do đó chẳng hề nói đến chuyện này".
"Thường khi quí vị tìm thấy một phụ nữ cần tiền, rồi mọi chuyện sau đó mới vỡ lỡ".
"Sau đó người phụ nữ cảm thấy hết sức bối rối, khi nhận thấy mình ở trong một tình trạng như vậy”, Supriya Singh.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại