Có khoảng một triệu tấn plastic nhựa được tiêu thụ hàng năm tại Úc là loại chỉ sử dụng một lần, đây là mối quan ngại là việc nầy gây tổn hại cho môi trường.
Trong thiên nhiên, chất nhựa phải mất hàng trăm năm để tiêu hủy và rác thải nhựa đe dọa sông rạch, công viên và rừng bụi.
Là một phần trong chủ đề thuộc Tuần lễ Giữ Cho Nước Úc Xinh Đẹp, lời hứa hẹn trong 7 ngày là biến những vật nguy hiểm trở thành nhiều vật an toàn hơn và dĩ nhiên là giảm bớt rác thải.
Giám đốc chương trình Giữ Cho Nước Úc Xinh Đẹp là bà Val Southam, khuyến khích các chủ shop hãy nghĩ ra cách thức, để chọn ra các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.
“Có những thứ chúng ta có thể làm, ngay cả đó là một quyết định có ý thức để sử dụng ít hơn vì chúng sẽ không bao giờ được tái chế, vì vậy chúng sẽ cuối cùng ở bãi rác".
"Do đó chúng ta thực sự cần đưa ra một số lựa chọn có ý thức hơn”, Val Southam.
Với loại khẩu trang và găng tay xài một lần rồi bỏ hiện tràn ngập các thùng rác trên khắp nước Úc, rõ ràng là chuyện nầy dễ thấy trong số rác rưởi năm nay.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Victoria cho biết, có nguy cơ lây nhiễm coronavirus khi xử lý rác thải không được quan tâm đúng mức.
Thế nhưng việc giữ gìn vệ sinh vẫn là quan trọng trong thời buổi đại dịch, cùng với việc hủy bỏ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân.
Một chuyên gia nghi ngờ, mặc dù có nhiều khẩu trang xuất hiện trên các bãi biển và trên đường phố, các hình thức rác thải khác đang được giảm bớt .
Giáo sư Trevor Thornton thuộc đại học Deakin cho biết có những nguy hiểm trong việc xử lý rác thải và cho biết, người tiêu thụ có thể cập nhật các chuyện hàng ngày.
“Có những lý do vì sao nhiều người chẳng hạn không mang tách đến quán cà phê".
"Tôi biết tại nhiều quán thường đến đã tại chỗ việc sử dụng phương cách có tên là Keep Cups".
"Tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề giáo dục và quan niệm rằng chuyện đó sạch sẽ và không gây ra nguy cơ nào cả".
"Nếu tôi mua thứ gì mang về, tôi nên được sử dụng hộp đựng của mình và chỉ cần nói chuyện với người chủ là đủ”, Trevor Thornton.
“Chuyện đó khá phức tạp về việc quí vị có thể làm gì tại một hội đồng địa phương nầy, ngược lại với một hội đồng địa phương khác. Vì vậy chúng ta chẳng biết phải làm sao cho đúng”, Trevor Thornton.
Bà Southam cũng đồng ý rằng, những thay đổi nhỏ nhặt có thể tạo nên những thói quen mới.
“Quí vị biết đó là chuyện khó khăn, bởi vì người ta không sử dụng lại loại tách cà phê vào lúc nầy".
'Có những thứ như khẩu trang và mọi người có thể dùng thứ có thể sử dụng lại được, thay vì bỏ đi".
'Nếu quí vị mua loại khẩu trang loại nầy, thì chỉ cần rửa sạch để sử dụng lại thay vì vất đi”, Val Southam.
Còn tiến sĩ Thornton cho biết, vấn đề giáo dục được cải thiện, những loại thùng rác tốt hơn và các giải thích về những hành động tốt nhất, là những chuyện hết sức quan trọng.
Ông cho biết, khi một số vận dụng có thể tái chế còn việc khác thì không, người tiêu thụ cần thêm nhiều thông tin để biết về các lý do tại sao.
“Chuyện đó khá phức tạp về việc quí vị có thể làm gì tại một hội đồng địa phương nầy, ngược lại với một hội đồng địa phương khác".
'Vì vậy chúng ta chẳng biết phải làm sao cho đúng”, Trevor Thornton.
Được biết Quỹ Thiên nhiên Bảo vệ Cuộc Sống Hoang Dã xếp hạng các tiểu bang và lãnh thổ về việc sử dụng chất nhựa, cho thấy tiểu bang Tây Úc dẫn đầu các nơi khác.
Tiểu bang nầy loại dần việc sử dụng dĩa dao nhựa , cùng với những thứ khác vào cuối năm nay, trong khi dự tính cấm bán cà phê có nắp đậy vào cuối năm 2022.
Được biết Tuần lễ Giữ Cho Nước Úc Xinh Đẹp và lời hứa 7 ngày không sử dụng đồ nhựa, sẽ kéo dài cho đến ngày 22 tháng 8.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại