Luật chống kỳ thị tôn giáo được trình lên Quốc Hội

Same-sex couple Elizabeth Plant and Bec Apted.

Same-sex couple Elizabeth Plant and Bec Apted are speaking up against the religious discrimination bill. Source: Supplied

Dự luật về phân biệt tôn giáo rất được mong đợi do Chính Phủ Liên Bang trình trước Quốc Hội, bất chấp nhiều tranh cãi đang diễn ra chung quanh định kiến tiềm tàng đối với một số nhóm người nhất định. Việc này xảy ra khi các nhóm vận động khởi động một nỗ lực cuối cùng, để gây ảnh hưởng đến phiếu bầu trong cả hai đảng Tự Do và Lao Động, với lo ngại rằng các biện pháp bảo vệ tôn giáo thêm, có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.


Dự luật chống kỳ thị tôn giáo đã gây nhiều tranh cãi trong thời gian tham vấn, với các cuộc thảo luận về việc bảo vệ thêm về tôn giáo có thể được biến thành luật, mà không ảnh hưởng đến quyền của người khác.

Được biết dự luật được khai sinh cùng với luật lệ về hôn nhân đồng tính hồi năm 2017, đã dấy lên các quan ngại trong số là nhà lãnh đạo tôn giáo, chính khách và những nhà tranh đấu cho rằng, hôn nhân đồng tính gây xung đột với niềm tin tôn giáo của họ.

Một số người bày tỏ quan ngại rằng các cơ sở công cộng như trường học, nhà thờ và những nơi làm việc phải phù hợp với luật lệ mới, khiến cho khả năng tự do hành đạo và bày tỏ niềm tin tôn giáo của họ bị đe dọa.

Đối với cô Karen Pack, thì niềm tin tôn giáo là lẽ sống của cô.

Trưởng thành như một tín đồ Tin Lành thuần thành, cô được phong chức Mục Sư và dạy giáo lý tại các trường học.

Cô công khai tự nhận mình là người đồng tính.

“Tôi có lòng yêu mến Chúa Giê su, luôn luôn là người nhiệt thành với Chúa như một loại cà phê nguyên chất".

'Thế nhưng trong những ngày nầy bà xã tôi cũng có niềm tin như vậy, nhưng có thể là loại cà phê có pha lẩn ở đây”, Karen Pack.

Với hôn nhân đồng tính được hợp pháp hoá tại Úc vào năm 2017, Karen cho biết đã bị mất việc sau khi một số thành viên của trường học cộng đồng Cơ Đốc Giáo lên tiếng chống lại cô.

“Những gì thực sự xảy ra ở trường học nơi tôi đang dạy và tại một số trường học Cơ Đốc giáo, là trường nầy tìm cách củng cố lập trường đối với các vụ hôn nhân đồng tính".

'Vì vậy họ có thể bảo đảm là được bảo vệ, trong khả năng phân biệt đối với những người LGBTQ”, Karen Pack.

Dự luật mới chống lại kỳ thị tôn giáo nói rõ ý định là chấm dứt việc kỳ thị đối với người khác, dựa trên niềm tin tôn giáo của họ.

Việc nầy bao gồm vấn đề bất hợp pháp khi kỳ thị đối với người nào chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ trong đời sống cá nhân hay công việc chuyên môn, bao gồm công việc liên quan đến giáo dục.

Thế nhưng ông Rodney Croome, một nhà vận động cho LGBTQI+ và cũng là một học giả tin rằng, dự luật nầy có thể tăng cường cho khả năng kỳ thị dựa trên các thuộc tính khác.

“Ông Scott Morrison hứa hẹn với chúng tôi, là dự luật sẽ ngăn tránh được sự kỳ thị đối với mọi người, do niềm tin tôn giáo của họ".

"Thế nhưng thay vào đó, lại là một dự luật gây nhiều tranh cãi".

"Thực sự nó hết sức lầm lỗi và sẽ hủy bỏ nhiều sự bảo vệ đã có, đối với người dân Úc hàng ngày, nếu được thông qua".

"Dự luật kỳ thị tôn giáo sẽ mang chúng ta trở lại thời kỳ của nước Úc, khi cho phép việc phân biệt và phỉ báng vì sự khác biệt”, Rodney Croome.

Trong khi đó Tổng Trưởng Tư pháp Michaela Cash nói rằng, có một nhu cầu rõ ràng trong luật.

“Mọi người nên có cơ hội bày tỏ quan điểm thẳng thắn và thành thật về tôn giáo mà không bị luật pháp đàn áp, với điều kiện việc bày tỏ nầy với thiện chí, chứ không có ác tâm”, Michaela Cash.
"Thế nhưng chúng có thể là quan điểm cá nhân được một người nào đó thể hiện, như được đưa ra từ đức tin của họ nhưng không nhất thiết phải là một học thuyết hoặc tuyên bố về đức tin của họ, mà là một niềm tin và nó bảo vệ quyền của họ khi nói những điều có ý nghĩa với tôi”, Karen Pack.
Thượng nghị sĩ Cash cho biết, dự luật sẽ không vượt qua các đạo luật chống kỳ thị khác, thế nhưng sẽ cho các cơ sở tôn giáo được quyền thuê mướn những người mà họ ưa chuộng cùng niềm tin tôn giáo với họ.

“Dự luật chống kỳ thị tôn giáo sẽ không cho phép phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ đặc tính được bảo vệ nào khác, cho dù đó là tuổi tác, khuyết tật, chủng tộc hay giới tính".

"Chúng tôi đã chọn ra một khái niệm tương tự, công nhận các cơ quan tôn giáo là duy nhất và đặc biệt quí vị cần là một cơ quan tôn giáo tự hành xử theo các học thuyết, nguyên lý và niềm tin của quí vị".

"Tất cả những gì dự luật này nói, là quí vị có thể ưu tiên dựa trên tôn giáo".

"Nó không liên quan gì đến các hành vi phân biệt đối xử khác”, Michaela Cash.

Trong khi đó dân biểu Tự do tại đơn vị Bắc Sydney là ông Trent Zimmerman nói rằng, dự luật kêu gọi các cơ sở tôn giáo phải có chính sách công khai và minh bạch.

“Mục đích của dự luật là không cho phép các trường học sa thải mọi người vì lý do giới tính của họ".

"Thế nhưng một trong những vấn đề bây giờ chúng tôi đã có dự luật và có thể xem xét chi tiết mà tôi muốn làm rõ là, liệu bằng cách cho phép các trường học đưa ra các chính sách có thể hướng dẫn việc làm của họ".

"Liệu có bất kỳ kẽ hở nào có thể nhìn thấy các cách thức hiệu quả, trong việc đặt ra các quy tắc liên quan đến việc thuê hoặc sa thải giáo viên, dựa trên giới tính hoặc các đặc điểm cá nhân khác của họ, hay không”, Trent Zimmerman.

Còn Linh mục Dòng Tên và là Giáo sư Luật, ông Frank Brennan tin rằng, việc bảo vệ các quyền đã được đặt ra để ngăn tránh sự sa thải bất công.

“Nếu một trường tôn giáo muốn sa thải ai đó, họ sẽ phải làm điều đó một cách thiện chí, theo chính sách đã được công bố và họ sẽ phải làm điều đó do phù hợp với tôn giáo, niềm tin và nguyên lý của họ”, Frank Brennan.

Thế nhưng đối với Karen, cô tin rằng dự luật có thể tăng cường thêm khả năng của các chủ nhân dựa vào niềm tin tôn giáo để kỳ thị đối với công nhân.

“Vấn đề của tôi với dự luật này không phải là nó bảo vệ quyền tự do tôn giáo, khi nó thực sự bảo vệ khả năng có ý nghĩa đối với người khác nhân danh tôn giáo, cũng như nhiều niềm tin trong số đó không phải là niềm tin Cơ đốc giáo hay niềm tin Hồi giáo cốt lõi hay bất cứ thứ gì khác".

"Thế nhưng chúng có thể là quan điểm cá nhân được một người nào đó thể hiện, như được đưa ra từ đức tin của họ nhưng không nhất thiết phải là một học thuyết hoặc tuyên bố về đức tin của họ, mà là một niềm tin và nó bảo vệ quyền của họ khi nói những điều có ý nghĩa với tôi”, Karen Pack.

Được biết Thủ Tướng Scott Morrison là một tín đồ Tin Lành ngoan đạo và đích thân trình dự luật trước quốc hội hồi sáng nay.

Nếu được thông qua tại Hạ Viện, sau đó dự luật còn được trình lên Thượng Viện, việc nầy có thể diễn ra vào đầu năm tới trước cuộc Bầu cử Liên bang.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share