Các qui định mới về kiểm soát biên giới tại Đức đã được áp dụng liên quan đến COVID-19.
Luật lệ đòi hỏi những người không chích đủ vắc xin hay chưa khỏi COVID-19, phải xuất trình kết quả thử nghiệm âm tính khi vào nước nầy.
Các thay đổi nầy đã được nội các chấp thuận hôm thứ sáu và áp dụng cho mọi người từ 12 tuổi trở lên.
Hiện nay bất cứ ai vào nước Đức bằng các phương tiện giao thông, đều phải xuất trình bằng chứng về tình trạng tiêm chủng của mình.
Hôm chủ nhật, nhà cầm quyền thực hiện việc kiểm tra tại chỗ, ngay tại điểm kiểm soát biên giới.
Ông Marc Horstmann, một cảnh sát liên bang làm việc gần biên giới Đức với Hòa Lan cho biết, hầu hết các tài xế đều tỏ ra hợp tác.
“Đúng vậy, không có chuyện kiểm soát chi li và chúng tôi loan báo việc kiểm soát biên giới vì lý do đó".
"Tuy nhiên việc kiểm soát tại chỗ đang được xúc tiến tại đây, để kiểm soát một cách chắc chắn là những người đi lại có các giấy tờ liên hệ cần phải mang theo, đúng với các qui định về xuất nhập trong hoàn cảnh coronavirus”, Marc Horstmann.
Trong khi đó, hàng trăm người xuống đường tại thủ đô Berlin nhằm phản đối chống lại các biện pháp bài trừ coronavirus, bất chấp một lệnh cấm tụ tập.
Việc nầy dẫn đến nhiều vụ bắt giữ và đụng độ với cảnh sát.
Được biết Đức đã giảm bớt nhiều hạn chế coronavirus hồi tháng 5, trong đó bao gồm việc mở cửa lại các nhà hàng và quán rượu.
Tuy nhiên nhiều hoạt động khác như dùng bữa trong nhà hàng hay lưu lại trong khách sạn, đòi hỏi bằng chứng cho thấy người đó hoặc chủng ngừa đầy đủ hay khỏi bệnh do virus hoặc xuất trình bằng chứng mới nhất thử nghiệm âm tính.
Trong khi đó, cũng có các cuộc biểu tình tại Nhật Bản.
Được biết một vụ phản đối với khoảng 20 người chống lại Thế Vận Hội đã diễn hành quanh vận động trường điền kinh và bóng chuyền tại Tokyo hôm chủ nhật.
Họ hô các khẩu hiệu và giương biểu ngữ có hàng chữ ‘Không có Olympic’, trong khi các ca nhiễm gia tăng gấp đôi kề từ tuần qua.
Một cư dân Tokyo là bà Akiko Ikegami có mặt trong số người biểu tình cho biết.
“Mọi người không thể đến được bệnh viện, còn những người khác trở bệnh nặng hơn".
"Trong hoàn cảnh đó, tôi nghĩ nếu là chuyện cá nhân thì chẳng sao, thế nhưng trong trường hợp nầy thành phố Tokyo đang trong mùa lễ hội, tôi nghĩ đây là chuyện sai lầm, thực sự sai lầm”, Akiko Ikegami.
"Thế nhưng chuyện chạy như vậy cũng như việc thiền định, tôi nghĩ rất có ích khi tôi làm việc trong các phòng tại bệnh viện”, Isobel Fale.
Trong khi đó tại Israel, nhà cầm quyền khuyến khích dân chúng chích mũi vắc xin thứ ba chống coronavirus đối với những người trên 60 tuổi, khiến cho quốc gia nầy là nước đầu tiên đề ra việc chích mũi thứ ba cho công dân trên diện rộng.
Được biết Israel là một trong các quốc gia thành công nhất trong chiến dịch chủng ngừa hồi đầu năm nay, thế nhưng nay lại quyết định gia tăng chủng ngừa do sự lây nhiễm gia tăng và các dấu hiệu cho thấy, hiệu lực của vắc xin giảm bớt trong thời gian.
Ông Arsen Arutlniunian là y tá trưởng tại bệnh viện Clalit ở Tel Aviv hy vọng có thêm nhiều người tham gia việc chích thêm mũi trợ lực thứ ba.
“Chúng ta là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã chủng hơn 60 phần trăm các nhóm theo tuổi với mũi chích thứ ba và chúng ta hãnh diện về chuyện nầy".
"Chúng tôi yêu cầu và đòi hỏi mọi người hãy đến để được chủng ngừa thêm".
"Đó là một ích lợi hết sức lớn lao và chúng ta tiếp tục với nhịp độ nầy".
"Đó cũng là tin tức tốt lành giúp cho mọi người khỏe mạnh”, Arsen Arutlniunian.
Trong khi đó, tại Mỹ có những quan ngại từ người đứng đầu về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ là tiến sĩ Anthony Fauci, vốn cảnh cáo về một số khó khăn trong tương lai, khi các trường hợp nhiễm coronavirus tiếp tục gia tăng, nếu không có thêm nhiều người Mỹ chủng ngừa.
Ông nói rằng, mới đây đã có sự gia tăng trong số người Mỹ chích ngừa, thế nhưng các trường hợp lây nhiễm tiếp tục gia tăng phần lớn là do biến chủng delta, trong khi chỉ có khoảng 60 phần trăm người Mỹ là chủng ngừa đầy đủ.
Trong khi không tiên đoán sẽ có thêm nhiều vụ phong tỏa tại Mỹ, ông cho biết với quá nhiều người Mỹ vẫn chưa chích ngừa thì đại dịch sẽ tiếp tục ngày càng xấu đi.
“Trong các vụ lây nhiễm, hầu hết là các triệu chứng nhẹ hoặc chẳng có triệu chứng gì cả".
"Trong khi đó, những người chưa chủng ngừa có rất nhiều rủi ro để nhiễm bệnh, họ cũng là những người dễ bị bệnh nặng có thể phải nhập viện và trong một số trường hợp là tử vong”, Anthony Fauci.
Còn tại Anh quốc, với việc giảm bớt các hạn chế phong tỏa kể từ ngày 21 tháng 7, hàng ngàn người đổ xô ra các đường phố Luân Đôn.
Thành phố nầy tổ chức cuộc chạy đua phân nửa marathon mang tính chất từ thiện, với các chủ đề về việc mọi người đoàn kết trong thời buổi đại dịch.
Chuyên gia về hô hấp là bà Isobel Fale nói rằng bà tham gia chạy marathon là để tưởng niệm những bệnh nhân mà bà đã chữa trị, nhưng không may qua đời do COVID-19.
“Đó là một năm thực sự hết sức khó khăn và tôi đã trải qua với việc ghi tên chạy nầy".
"Khi họ cho biết chúng ta phải tìm một lộ trình thay thế, để có thể tránh cản trở giao thông công cộng, tôi nghĩ đó là chuyện đúng khi tham gia cuộc thi chạy nầy".
"Tôi đã chạy đến chỗ làm 3 ngày một tuần, không đến 4 ngày cơ, với ca làm việc dài 10 tiếng đồng hồ rồi ngủ nghỉ trong 3 ngày".
"Thế nhưng chuyện chạy như vậy cũng như việc thiền định, tôi nghĩ rất có ích khi tôi làm việc trong các phòng tại bệnh viện”, Isobel Fale.
Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.