Luật lệ quanh ta: Hợp đồng giả mạo

Luật sư Tú Lê

Luật sư Tú Lê Source: Tú Lê

Có những chủ nhân đã ký với nhân viên của mình (chủ yếu là người lao động di dân) để trở thành nhà thầu độc lập (independent contractor) cho họ, nhằm tránh né trả lương tối thiểu, quyền lợi nghỉ bịnh và nghỉ việc, trợ cấp hưu bổng hoặc bất kỳ trách nhiệm với công việc nào trong tương lai xảy ra cho nhân viên này. Đó là hợp đồng giả mạo. Luật sư Tú Lê giải thích về trường hợp này, làm sao để phân biệt hợp đồng giả mạo và giải quyết như thế nào.


Người giữ visa tạm thời và người lao động di dân dễ bị ký các hợp đồng giả mạo này vì người chủ nhân đã cố gắng bình thường hóa loại hợp đồng này.

Có thể rất khó để biết hoặc thậm chí không nhận ra đây là một sự bóc lột lao động nếu bạn không quen với hệ thống pháp luật Úc.

Những người giữ visa tạm thời và người lao động di dân dễ bị tổn thương hơn cả vì họ sẵn sàng chấp nhận bất kỳ công việc nào được đề nghị, nhất là trong lúc khó khăn khi tìm việc làm trong đại dịch COVID-19.

Có thể rất khó xác định bạn có phải là một phần của một thỏa thuận giả mạo hay không.

Tuy nhiên, nếu bạn phải cung cấp số ABN và phải xuất hóa đơn để được trả chi phí lao động, thì hãy tự hỏi:

  • Tôi có quyền kiểm soát cách tôi làm công việc của mình không?
  • Tôi có quyết định giờ làm việc, miễn là tôi hoàn thành công việc cụ thể mà tôi được yêu cầu hay không?
  • Tôi có được trả lương hàng năm hay nghỉ phép cá nhân không?
  • Tôi có phải trả thuế của mình trực tiếp cho ATO không?
  • Tôi có bảo hiểm công việc của riêng mình không?
  • Tôi có sử dụng các dụng cụ/thiết bị của riêng mình cho công việc không?
Nếu bạn trả lời ‘không’ cho những câu hỏi trên, có thể bạn là một nhân viên chứ không phải một nhà thầu độc lập và bạn đang chịu đựng một hợp đồng giả mạo.

Mời bạn bấm vào biểu tượng radio ở trên để nghe toàn bộ bài phỏng vấn với luật sư Tú Lê.

Share