Trinh Nguyễn trò chuyện với cô , một người mẹ của hai con, một giáo viên trợ giảng trong trường tiểu học, và hiện là nghiên cứu sinh tiến sỹ của trường Đại học Deakin.
Đường dẫn đến bảng câu hỏi của nghiên cứu:
Trang Facebook của nghiên cứu:
Trinh: Vì sao Kate chọn nghiên cứu đề tài này? Tại sao lại là Chất lượng Cuộc sống Gia đình người Việt ở Úc? Và tại sao lại là gia đình có con tự kỷ?
Kate: Chào Trinh, cảm ơn câu hỏi của Trinh. Kate nghĩ rằng Kate chọn đề tài này là vì chính mình cũng là một người mẹ di dân ở Úc. Kate nhớ khi con của Kate còn nhỏ và Kate cũng vừa mới qua Úc không lâu lắm, Kate gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi con ở môi trường Úc, mà một môi trường mình chưa quen: những việc như là tìm trường cho con, tìm dịch vụ hỗ trợ, tìm kiếm kiến thức về cách thức nuôi dạy con... Sau đó Kate có dịp làm giáo viên trợ giảng trong trường tiểu học và gặp nhiều học sinh cũng như gia đình di dân có con cái có chẩn đoán tự kỷ hoặc ADHD. Dù họ đã cố gắng hết sức, họ vẫn gặp rất nhiều rào cản tương tự, nhất là về ngôn ngữ, kiến thức nuôi con với chẩn đoán tự kỷ, tìm kiếm các dịch vụ. Kate thấy những gia đình này rất cần được hỗ trợ. Trớ trêu thay, những nghiên cứu về chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần của gia đình di dân, nhất là gia đình gốc Việt ở Úc rất ít, phần lớn là do rào cản ngôn ngữ. Với đề tài nghiên cứu này, Kate mong muốn cung cấp số liệu cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức xã hội để họ có thể đem đến những hỗ trợ tốt hơn cho các gia đình di dân, nhất là những gia đình có các bé tự kỷ. Nếu không có số liệu thực tế từ các gia đình Việt thì rất khó để vận động và kêu gọi thay đổi chính sách cho chúng ta.
Dự án Nghiên cứu Sức khỏe Tinh thần của Phụ huynh gốc Việt ở Úc do Kate Nguyễn, nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Deakin đang thực hiện. Source: Supplied
Kate: Để tham gia nghiên cứu này, phụ huynh chỉ cần scan mã QR, hoặc theo đường , để vào trang thông tin. Ở đây, bạn có thể chọn ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Việt để đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Tổng thời gian trả lời câu hỏi chỉ mất khoảng 10 phút. Chúng tôi sẽ hỏi bạn những câu hỏi về sự an vui của bạn như "Bạn cảm thấy hài lòng ra sao về mức sống của mình?" hoặc "Trong vòng 2 tuần qua bạn có thấy bứt rứt không yên không?". Những câu hỏi này sẽ cho chúng tôi biết về cảm giác an vui và sức khỏe tinh thần của phụ huynh người Việt. Ngoài ra cũng có vài câu hỏi về hoàn cảnh gia đình như "Con nhỏ nhất của bạn bao nhiêu tuổi". Hoàn toàn sẽ không có câu hỏi về danh tính. Các phụ huynh cũng có thể dùng điện thoại cá nhân để trả lời. Tuy nghiên cứu này không đem lại lợi ích tức thì cho các gia đình, nó sẽ đem lại nhiều lợi ích trong tương lại cho các cháu tự kỷ, các gia đình gốc Việt, và cả cộng đồng người Việt nói chung. Nếu các gia đình Việt Nam muốn một tương lại tốt đẹp hơn cho con em mình, tham gia những nghiên cứu của chính phủ thế này là một cách để góp tiếng nói cho cộng đồng và cho gia đình mình đó các bạn.
Trinh: Tính bảo mật của thông tin trong đề tài nghiên cứu của Kate như thế nào?
Kate: Thông tin từ nghiên cứu này được bảo mật rất nghiêm ngặt. Đầu tiên, đây là một nghiên cứu không lấy thông tin danh tính, tên, địa chỉ hay số điện thoại. Chúng tôi hoàn toàn không biết người trả lời là ai. Thứ hai, những dữ liệu lấy được sẽ được lưu trữ ở server của đại học Deakin và chỉ có 3 người trong nhóm nghiên cứu là có thể xem được. Những sắp xếp này đã được hội đồng Đạo đức của ĐH Deakin thông qua để đảm bảo tính riêng tư và bảo mật tối đa cho người tham gia.
Mệt mỏi hay mạnh mẽ? Dự án tìm hiểu sự an vui của phụ huynh gốc Việt nuôi con tự kỷ ở Úc Credit: Pexels / RDNE Stock project
Kate: Đúng rồi Trinh. Trong nghiên cứu này, Kate dùng thang đo chất lượng cuộc sống, hoặc cũng gọi là "cảm giác an vui" là thang "Personal Wellbeing Index". Đây là công cụ để đo mức độ hài lòng trong cuộc sống đã được dùng trong rất nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, thang đo này đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng khác nhau. Ở Úc, thang đo này thường được dùng để đo sự hài lòng cuộc sống, đôi khi cũng gọi là mức độ hạnh phúc, của người Úc hơn 20 năm nay và đã có khoảng 70,000 người Úc tham gia. Tiếc là trước đây thì chưa có bản tiếng Việt bao giờ. Trong nghiên cứu này, Kate đã dịch ra tiếng Việt để dùng cho cha mẹ người Việt.
Trinh: Cho đến lúc này, đã có bao nhiêu phụ huynh hoàn thành bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu của Kate? Các gia đình người Việt, và gia đình người Việt nuôi con tự kỷ có đón nhận nghiên cứu như thế này không?
Kate: Đến lúc này, đã có khoảng 80 phụ huynh người Việt hoàn thành bảng câu hỏi này rồi đó. Tuy con số này rất đáng khích lệ, Kate vẫn cần thêm khá nhiều phụ huynh người Việt tham gia hơn nữa. Riêng về những gia đình có con tự kỷ, Kate chỉ tìm được khoảng 15 gia đình. Con số này còn quá ít để có được một thông số tin cậy cho cộng đồng người Việt. Kate thấy có vẻ như các gia đình gốc Việt có con tự kỷ còn khá e dè khi tham gia nghiên cứu này. Có thể vì họ không quen, hoặc họ ngại, hoặc họ chưa thấy lợi ích từ nghiên cứu này.
Trinh: Kate có thể chia sẻ thêm về niềm vui và khó khăn trong khi thực hiện nghiên cứu này không?
Kate: Việc nghiên cứu khoa học, nhất là với một người mẹ 2 con như mình, có rất nhiều trục trặc khó khăn. Ví dụ như mình chỉ có thể làm việc trong giờ con đi học hoặc phải học bài khi con đã đi ngủ. Cũng có nhiều kỹ năng mình chưa làm bao giờ, ví dụ như việc lên kế hoạch bảng câu hỏi, đăng tin quảng cáo và mời mọi người tham gia. Nhiều lúc thấy khó lắm muốn bỏ ngang, nhưng Kate lại rất yêu thích đề tài này. Kate tin rằng đây là một đề tài mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng người Việt và tương lai của các bạn nhỏ người Việt. Bên cạnh đó, mình có rất nhiều cơ hội học hỏi những kỹ năng mới như thuyết trình, thiết kế đồ họa. Chưa kể trong lúc làm việc với cộng đồng người Việt, Kate được kết bạn với rất nhiều bạn mới cũng có niềm tin và đam mê giống mình: mong muốn một tương lai tốt hơn cho người Việt ở Úc. Những tình bạn này rất đáng quý và giúp Kate rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.