Cơm áo gạo tiền: Nguyên tắc để đầu tư thành công và những sai lầm thường gặp

bookkeeping-615384_1280.jpg

Những kiến thức cơ bản cần biết trước khi đầu tư Credit: Pixabay/Firmbee

Tận dụng lãi kép để 'tiền đẻ ra tiền', đừng chờ đợi giá thấp rồi mới mua vào, thị trường không bao giờ dừng chân tại chỗ và cũng không thể đợi bạn. Đầu tư sớm, đều đặn và tái đầu tư lợi nhuận. Những bài học đầu tư căn bản mà thế hệ hiện nay cần biết?


Các tham vấn dưới đây chỉ mang tính tổng quát, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào, mời quý vị gặp các chuyên gia tài chính để có lời khuyên phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Linh Nguyễn là cố vấn tài chính tại Living Financial Advice và là Đại diện được Ủy quyền của Count Financial. Cô có 9 năm kinh nghiệm cung cấp tư vấn tài chính và là thành viên của Hiệp hội Tư vấn Tài chính Úc (FAAA).

Tư duy tạo sự thịnh vượng, thông qua ĐẦU TƯ

Tiết kiệm là nền tảng tốt bạn có tiền để dành và nguồn vốn đầu tư, nhưng tiết kiệm chỈ có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, không thể giúp bạn hoàn thành mục tiêu dài hạn một cách nhanh chóng với tốc độ của lạm phát. Thay vào đó nếu bạn dùng tiền đó đầu tư sinh lời sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu và hướng tới sự tài do tài chính nhanh hơn.

Những kiến thức cơ bản cần biết trước khi đầu tư

· Xác định rõ khoảng thời gian đầu tư trong bao lâu?

· Khẩu vị rủi ro của bạn: mọi người sẽ phản ứng khác nhau về sự biến động của thị trường cho nên trước khi đầu tư, bạn phải xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Nếu khẩu vị rủi ro của bạn càng thấp đồng nghĩa với lợi nhuận thấp và ngược lại, khẩu vị rủi ro càng cao thì khả năng sinh lời cao hơn. Từ đó giúp có bạn quyết định phân bổ tài sản của mình như thế nào.

· Mức độ hiểu biết đầu tư của bạn: Khi đầu tư, bạn cần tìm hiểu hình thức đầu tư đó một cách kỹ lưỡng và tính đến các mức độ rủi ro phải đối mặt để lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp.

Một số cách để đầu tư hiệu quả, giảm mức độ rủi ro

· Đa dạng hóa danh mục đầu tư (Diversification) không nên bỏ trứng vào một giỏ. Trên thị trường có 4 loại hình tài sản chính được chia thành 2 loại: Defensive (rủi ro thấp) - bao gồm tiền tiết kiệm gửi trong ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn và trái phiếu. Growth (Rủi ro cao) - bao gồm cổ phiếu của các công ty ở Úc, ngoài Úc và bất động sản hay một số cổ phiếu của công ty chuyên về đầu tư bất động sản.

Thị trường luôn biến đổi liên tục và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Về căn bản thì các loại hình tài sản sẽ có những phản ứng khác nhau cho từng thời điểm khác nhau nhau. Cho nên bạn có thể giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân bổ tài sản sao cho hợp lý tuỳ vào khẩu vị rủi ro của mình.

· Đầu tư sớm, đều đặn và tái đầu tư lợi nhuận để thấy được tận hưởng trọn vẹn của lãi kép (compounding interest).

Là hình thức dùng số vốn và tiền lãi từ kỳ đầu tư trước để tái đầu đầu tư cho kỳ tiếp theo, hiểu đơn giản là “ lãi mẹ đẻ lãi con”.

Đây là ví dụ thực tế về sức mạnh của lãi kép: nếu năm 1980 bạn đầu tư vào thị trường chứng khoán úc $10,000.
2024-11-02_18-53-54.jpg
Credit: Vanguard Australia
Thông điệp là bắt đầu tư càng sớm càng tốt (tốt nhất là từ bây giờ) cho dù số tiền là nhỏ hay lớn và đầu tư đều đặn mỗi tháng.

Những sai lầm phổ biến mà người mới đầu tư thường mắc phải, và làm sao để tránh? 

· Không trang bị đủ kiến thức và đầu tư theo cảm tính.

· Lựa chọn thời điểm vào thị trường: Thường thì mọi người có xu hướng chọn thời điểm mua giá thấp, thị trường không bao giờ dừng chân tại chỗ và cũng không thể đợi bạn. Nếu bạn cứ tiếp tục đợi cho thị trường xuống mới đầu tư thì bạn có thể đã mất rất nhiều cơ hội.

· Giao dịch quá mức và theo đuổi lợi nhuận ngắn hạn.

· Thiếu đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Chìa khoá vàng cho việc đầu tư thành công là đầu tư từ bây giờ, đầu tư dài hạn và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các bạn phải tìm hiểu rõ các sản phẩm tài chính trước khi quyết định đầu tư coi nó có phù hợp với mình hay không. Không nên đầu tư theo bạn bè hoặc hùa theo số đông (FOMO).

Nếu bạn không chắc chắn về việc đầu tư, bạn nên tìm kiếm lời khuyên tài chính hoặc cân nhắc các quỹ đầu tư (managed funds), thay vi tự chọn những loại cổ phiếu theo lời khuyên trên mạng hay những người xung quanh.
model house
Di chúc, giấy ủy quyền, xác định người thụ hưởng các loại bảo hiểm và quỹ hưu bổng khi bạn qua đời là những bước quan trọng để bảo vệ tài sản. Source: Getty / Getty Images/seksan Mongkhonkhamsao

Bảo vệ tài sản

Trong quá trình đầu tư, bạn cũng cần tính đến các phương án bảo vệ tài sản để bảo đảm sự an toàn tài chính và giảm thiểu rủi ro mất mát. Đây là một số cách giúp bạn có thể sẵn sàng đối mặt với mọi biến cố, không phải gánh nặng của bất kỳ ai:

· Thiết lập quỹ dự phòng gồm 3-6 tháng chi phí sinh hoạt

· Trang bị các gói bảo hiểm cho mình và gia đình. Khi nói đến bảo hiểm, mọi người thường hay có xu hướng mua bảo hiểm cho những tài sản quý giá đắt tiền ví dụ như xe, nhà, hoặc bảo hiểm y tế, nhưng mọi người quên mất mua bảo hiểm cho bản thân bạn hay còn gọi là Life Insurance - bảo hiểm nhân thọ.

Ở Úc có 4 loại bảo hiểm chính:

Life Insurance - cung cấp khoản tiền cho gdinh bạn trong truờng hợp bạn qua đời
TPD (Total and Permanent Disablement) Insurance - cung cấp khoản tiền cho gia đình bạn trong truờng hợp bạn bị thuơng tật vĩnh viễn
Trauma Insurance - trả khoản tiền nếu bạn bị bệnh nghiêm trọng (đau tim, đột quỵ, ung thư)
Income protection - bảo hiểm thu nhập - Trả cho bạn một khoản trợ cấp hàng tháng để thay thế một phần thu nhập của bạn (70% thu nhập) nếu bạn không có khả năng làm việc tạm thời do chấn thương nghiêm trọng.
Personal Insurance
Bạn đã có những loại bảo hiểm cần thiết? Source: Getty / Getty Images/Peter Cade

Hoạch định di sản “Estate Planning”

Ghi lại những gì bạn muốn thực hiện với tài sản của mình sau khi qua đời. Nó bao gồm:

o Will- Di chúc: Văn bản pháp lý quy định ai sẽ nhận tài sản sau khi bạn ra đi. Tầm quan trọng của di chúc là nó giúp ý nguyện của bạn được thực hiện, phân chia tài sản một cách rõ ràng và hạn chế mâu thuẫn tranh chấp không đáng có giữa các thành viên trong gia đình. Nếu bạn ra đi không có di chúc hoặc thì tài sản của bạn sẽ được phân theo dựa trên luật di chúc của từng tiểu bang.

o Power of Attorney - Giấy ủy quyền: cho phép bạn chỉ định một ai đó đưa ra quyết định thay mình khi mình không còn khả năng đưa ra quyết định về vấn đề tài chính, pháp lý và quyết định về về sức khỏe.

Lập di chúc trên mạng sẽ không tốn quá nhiều tiền của bạn.

o Superannuation beneficiary nomination – Người thụ hưởng tiền hưu bổng của bạn. Đây là tài sản lớn thứ hai sau nhà ở. Bạn nên kiểm tra và chỉ định người nhận super nếu bạn qua đời. 

5 bước để tăng tốc trong hành trình tạo thịnh vượng

· Cashflow creates Wealth that needs Protection - Dòng tiền tạo ra tài sản của cải và cần phương án bảo vệ tài sản của mình làm ra.

· Avoid bad debts - Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng, tránh nợ xấu (nợ cá nhân credit card, after-pay)

· Same house, same spouse, same car - Liệu cơm gắp mắm / Đừng vung tay quá trán / Đừng xài nhiều hơn số tiền bạn kiếm được - Dù là thu nhập của bạn có tăng bao nhiêu thì chi phí sinh hoạt của bạn chỉ tăng khi thật sự cần thiết. Nhưng tiết kiệm không ở đây không có nghĩa là phải chi tiêu chi li tính toán và không hưởng thụ bản thân. Đó là một cách nhìn rất là cực đoan, chỉ xài những khoản mà trong phạm vi cho phép của mình.

· Time is your biggest assets / Wealth is a function of time - thời gian là tài sản lớn nhất của bạn. Bạn nên sử dụng nó để tạo ra được những tài sản khác như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa và những khoản đầu tư sinh lời.

· Invest 5% of your income to improve income producing skills - nên trích ra 5% thu nhập để nâng cấp chính bản thân mình, từ đó tìm kiếm cơ hội gia tăng thu nhập và tạo thêm nhiều tài sản. 
Linh.jpg
Linh Nguyễn là cố vấn tài chính tại Living Financial Advice
Mời quý vị nhấn vào audio để nghe toàn bộ bài phỏng vấn.
'Cơm áo gạo tiền' phát thanh hàng tuần vào mỗi tối thứ Ba trên SBS Radio. Tại đây, các chuyên gia về tài chánh, tiền bạc, hưu bổng, thuế vụ, đầu tư, cho vay... sẽ chia sẻ với quý vị phương thức chi tiêu thông minh, cách đầu tư hiệu quả, tư duy đúng đắn về tiền bạc, cũng như những khái niệm căn bản về tiền bạc. Đón nghe và cho chúng tôi biết chủ đề bạn quan tâm bằng cách gửi email về cho SBS: [email protected]

Share