Đây là câu chuyện của 4 người di dân vốn là những nhà ngôn ngữ đã cảm nhận được nước Úc khi họ tiếp xúc với những người Thổ dân.
Nhà ngôn ngữ học sinh trưởng tại Israel là ông Ghil’ad Zuckermann cảm thấy hãnh diện về mình, trong việc đền đáp lại cho cộng đồng nơi ông mới đến.
Sau khi di cư sang Úc vào năm 2004, ông cứ nghĩ rằng mình có thể phục vụ cho cộng đồng, theo cách thức xây dựng ngôi nhà mới của ông.
Làm việc tại Đại học Adelaide, ông đầu tiên gặp gỡ những người thuộc bộ tộc Barngarla, gần bán đảo Eyre thuộc Nam Úc vào năm 2007.
Đó là một sắc dân mà ngôn ngữ của họ, đang trên bờ vực bị mất dần.
Ông Zuckermann tự nhận nhiệm vụ trong việc giúp đỡ để hồi sinh loại ngôn ngữ nầy, như là một cách thức để đền đáp lại những gì nước Úc đã giúp cho ông.
“Do kinh nghiệm của tôi trong việc phục hồi một ngôn ngữ, cuối cùng tôi quyết định về những gì cần làm để giúp đỡ cho người Thổ dân bằng cách tái kết nối với di sản của họ qua ngôn ngữ".
"Vì vậy đối với tôi, nếu quí vị kê một khẫu súng vào đầu tôi, thì tôi vẫn nói rằng thành phần quan trọng nhất của bản sắc, văn hóa, chủ quyền, chủ quyền trí tuệ, tinh thần, cách phát biểu mạnh dạn rồi linh hồn của quí vị, chính là ngôn ngữ”, Ghil’ad Zuckermann.
Thế nhưng ông Zuckermann không phải là di dân duy nhất, học hỏi và nối kết với những người Úc đầu tiên.
Nhiều người đến Úc và dành nhiều thời gian với các cộng đồng Thổ dân cho biết, họ chẳng biết nhiều về người Thổ dân trước khi đến Úc.
Một số người học hỏi về văn hóa Thổ dân, là một cách thức nhằm tìm ra bản sắc cuả chính họ và một tình cảm gắn bó vào một đất nước mới.
Một nhiếp ảnh gia sinh trưởng ở Ấn độ và là một giám đốc nghệ thuật, ông Sunny Brar có kiểu cách riêng của ông trong việc tiếp nhận những tình cảm chân thật của người Thổ dân.
Ông đã dành thời gian đầu tiên, tiếp xúc với người Thổ dân và mới đây đã có cuộc triển lãm nhiếp ảnh, về một số gương mặt tiêu biểu của Thổ dân Úc.
Ông cho biết, các cuộc gặp gỡ đã thay đổi cuộc sống của ông và cách thức mà ngày nay ông tiếp cận, cũng như nói chuyện với họ trên căn bản hàng ngày.
“Thời gian tôi dành cho những người nầy thực sự cho tôi thấy các giá trị mà họ gìn giữ hoàn toàn trân quí đối với họ, vốn là giải trí của nền văn hóa, giá trị của gia đình và cũng là giá trị của vùng đất mà họ tôn kính rất nhiều, vốn là những chuyện tôi không hề biết được trước đây".
"Điều nầy khiến tôi nhận thức và cảm ơn mảnh đất tôi đang hoạt động và lịch sử hào hùng đằng sau nó”, Sunny Brar.
"Là một di dân trong khi chúng tôi không có những nội dung hay những gắn kết đó, thì chúng tôi ít ra là hiểu biết về chuyện nầy”, Alfred Pek.
Ông cho biết, nếu có ai hỏi ông những gì ông biết về nước Úc và lịch sử của Úc châu, thì ông chỉ trả lời rằng ông chỉ là một người khách đến đất nước nầy, hay là một cư dân của một vùng đất của những người khác đến đây.
Tùy thuộc vào vùng nào mà ông dừng chân lại, ông luôn luôn cần biết về lịch sử đằng sau vùng đất đó, cũng như câu chuyện của những con người đã sống trên đó hàng ngàn năm trước.
“Một điều khác là những gì thực sự thay đổi là bất cứ khi nào tôi đến viếng một khu vực mới, tôi luôn cố gắng tìm hiểu ai là người dân sống ở đó, những điều đã dạy cho tôi thấu hiểu sâu xa hơn, cũng như ọc hỏi về những khu vực khác nhau và những nền văn hóa khác biệt cùng những lễ hội của vùng đó”.
Có hàng ngàn câu chuyện của người Thổ dân, thuộc hàng trăm các bộ tộc khác nhau trên khắp nước Úc.
Có những câu chuyện không bình thường được đưa ra ánh sáng, hay chỉ biết đến nhiều nhờ những di dân mới đến nước Úc.
Một khi ông Alfred Pek, một di dân gốc Indonesia mới tốt nghiệp đại họcvà nghe được câu chuyện về một người THổ Dân đi bộ đòi công lý một cách tình cờ, đó là ông Clinton Pryor.
Ông tìm thấy câu chuyện về Clinton Pryor, phải mất cả năm đi bộ trong chiến dịch ‘Đi bộ đòi Công lý”, từ Perth đến Canberra, ông cho biết đó trở thành một thời khắc để nhận thức.
“Nếu không có cuộc đi bộ của ông Clinton có tên là ‘Đi Bộ đòi Công lý’, thi tôi chẳng biết những sự tương tác với những gì mà tôi biết trước đó, với những cộng đồng Thổ dân khác biệt lẫn nhau".
"Tôi lẽ ra đã có những sự tôn trọng mới nhận được từ rất nhiều người, cũng là sáng kiến để gặp gỡ những người thuộc Quốc gia Đầu tiên, các Cộng đồng Đầu tiên, những Người Đầu tiên trên đất nước nầy”, Alfred Pek.
Nay ông nầy tin rằng, di dân mới đến Úc có bổn phận học hỏi về lịch sử thực sự của quốc gia nầy và làm thế nào nó chuyển biến cho đến ngày nay.
“Đối với nước Úc, chúng tôi vẫn là một nhóm người được lợi từ một hệ thống, vốn trước đây đã đàn áp rất nhiều đối với nền văn hóa Thổ dân, các thực hành và truyền thống cũng như cách sống của họ".
"Hệ thống Úc được xây dựng trên căn bản đó và vì vậy chúng tôi thực sự hiểu biết điều nầy".
"Là một di dân trong khi chúng tôi không có những nội dung hay những gắn kết đó, thì chúng tôi ít ra là hiểu biết về chuyện nầy”, Alfred Pek.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại