Sáng kiến có tên là "New Access", thuộc chương trình tiên phong của tổ chức thiện nguyện Beyond Blue, đã được phát động hồi năm 2013 với hy vọng sẽ ứng dụng các thành quả trên toàn quốc.
Theo tổ chức Beyond Blue, có đến 3.4 triệu người Úc đã trải qua những vụ trầm cảm hay lo âu, và hơn phân nửa trong số nầy lại không tìm kiếm sự giúp đỡ.
Tổ chức hỗ trợ và cố vấn về sức khỏe tâm thần nói rằng, họ muốn thay đổi vấn đề nầy.
Họ cho biết, chương trình hướng dẫn tiên phong có tên là "New Access" chữa trị vài hình thức trầm cảm hoặc lo âu và đã cho thấy mức độ thành công lên đến 67.5 phần trăm.
Giám đốc chương trình Beyond Blue, ông Jeff Kenneth cho biết đây là một cách thức giúp đỡ họ trở lại cuộc sống bình thường.
"Một trong các lý do, là nó cho phép họ truy cập vào hệ thống để được sớm giúp đỡ, đó là không phải đi vào hệ thống y tế".
"Vì vậy quí vị tìm cách điện thoại hco một bác sĩ hôm nay và có cuộc hẹn, quí vị có thể chờ đợi hàng tuần lễ; còn nếu quí vị muốn gặp một bác sĩ tâm thần, quí vị phải chờ đợi trong nhiều tháng".
Sáng kiến nói trên được mô phỏng theo một chương trình của Anh quốc có tên là Cải tiến việc Tìm đến Chữa trị về Tâm lý, "Improving Access to Psychological Therapies".
Kể từ tháng 10 năm 2013, có 3500 người tham dự việc chữa trị tại 3 địa điểm là lãnh thổ thủ đô A.C.T, New South Wales và Nam Úc.
Ông Kenneth nói rằng, chương trình kết hợp một bệnh nhân với một thành viên của cộng đồng vốn đã nhận được huấn luyện về việc cố vấn.
"Các cố vấn nầy là một phần của chương trình, đã được tuyển chọn từ cộng đồng, được huấn luyện thích hợp và họ có thể đối phó với những dạng bệnh trầm cảm loại nhẹ".
"Nếu họ tìm thấy có ai bị những vấn đề nghiêm trọng hơn, họ có thể giới thiệu họ trở lại hệ thống y tế để được giúp đỡ".
Beyond Blue cho biết, chương trình can thiệp sớm đã đạt được mức độ thành công rất cao với nam giới, chiếm đến 39 phần trăm những người được giới thiệu đến, trong đó 48 phần trăm là những người thuộc các vùng nông thôn.
Công ty Ernst and Young cũng đánh giá chương trình và tìm thấy, đường hướng nầy có thể giúp người ta dễ dàng đến được và rất hữu hiệu, để chữa trị cho những người gặp khó khăn với các vấn đề cá nhân.
"Có 2800 người Úc chết dần chết mòn mỗi năm, tức là mỗi ngày có 8 người nằm xuống. Đó quả là một sự uỗng phí cuộc sống lớn lao và sự kiện là, họ chết dần vào lúc cao điểm phát triển trong đời của họ và chúng ta cần phải làm gì, để đối phó với làn sóng nầy". Wilma Gallet, thuộc Dịch vụ Hope for Life.
Bà Wilma Gallet thuộc chương trình ngăn ngừa tự tử và dịch vụ hỗ trợ Hope for Life, từ tổ chức Salvation Army.
Bà đồng ý rằng, việc can thiệp sớm là một chìa khóa thành công và có thể đơn giản như là một người, đặt câu hỏi với một người thương yêu cuả mình.
"Các vấn đề như nghèo khó, cô đơn, mắc bệnh tâm thần, chẳng liên lạc với ai, thiếu nhà cửa trong tầm tay, tất cả chuyện nầy là những yếu tố góp phần đưa người ta đến một điểm mà họ chẳng biết rẽ về đâu".
"Vì vậy, chúng tôi là một cộng đồng, muốn tìm ra cách thức để liên kết tốt hơn với mọi người".
Bà Gallet cho biết, bà quan ngại về phúc trình mới đây của văn phòng Thống kê Úc châu, cho biết mức độ tự tử trên toàn quốc Úc, hiện ở mức cao nhất trong 13 năm.
"Có 2800 người Úc chết dần chết mòn mỗi năm, tức là mỗi ngày có 8 người nằm xuống".
"Đó quả là một sự uỗng phí cuộc sống lớn lao và sự kiện là, họ chết dần vào lúc cao điểm phát triển trong đời của họ và chúng ta cần phải làm gì, để đối phó với làn sóng nầy".
Chương trình Hope for Life cuả tổ chức Salvation Army, nhắm vào việc giúp đỡ mọi người, từ các cộng đồng tỵ nạn và di dân, bằng các đề nghị một nơi chốn an toàn cho họ, để bày tỏ những cảm xúc của mình.
Bà Gallet cho biết có thêm các chương trình khác, như chương trình thử nghiệm New Access của Beyond Blue, sẽ mang lại nhiều lợi lộc cho cộng đồng nói chung.
Một vài số liệu trong cuộc nghiên cứu mới cho thấy cuộc sống thực sự ảm đạm của những người Úc sống dưới mức nghèo khó.
Phúc trình đặc biệt của The Salvation Army cho thấy, trong số 2406 người được thăm dò, trình bày họ chỉ có 18 đô la mỗi ngày để sống, gồm có việc mua những thứ cần thiết và trả các chi phí sau khi tiền nhà đã thanh toán xong. 18 đô la sẽ được chi dùng cho thực phẩm, y tế, quần áo, giáo dục, giải trí và phí tổn điện nước.
Tổ chức Salvation Army cho biết họ hết sức quan ngại khi những người được thăm dò cho thấy họ chỉ có 125 đô la mỗi tuần để sống, sau khi đã lo trả tiền nhà xong.
Năm rồi trong số 2400 người được xem là một kiểu mẫu để thử nghiệm, đã đến 262 địa điểm của tổ chức từ thiện nầy để được giúp đỡ.
Đa số trẻ em trong cuộc khảo sát đã trải qua mức độ nghèo khó hết sức lớn lao, với 60 phần trăm các em thiếu thốn ít nhất là 5 món hàng được xem là bình thường và cần thiết cho một đứa trẻ tại một quốc gia có nền kinh tế tân tiếnnhư nước Úc, trong đó có 56 phần trăm các gia đình cho biết tình hình tài chính của họ còn tệ hơn năm trước".
Hầu hết những người được hỏi ở trong độ tuổi từ 25 đến 59.
Người ta dự đoán sẽ có 2 triệu rưỡi người Úc sống dưới mức nghèo đói và con số ngày càng gia tăng, trong đó có 600 ngàn trẻ em.
Tổ chức nầy cho rằng, tình trạng nghèo khó có liên hệ nhiều đến sức khỏe tâm thần của họ.