Các cuộc biểu tình ngày càng trở thành những âm thanh quen thuộc tại một số nơi ở Âu Châu, khi nhiều người chống lại các hướng dẫn y tế.
Người dân Tây Ban Nha cũng không do dự, trong việc nói lên sự phản đối của mình.
Trong khi đó, nhà cầm quyền hiện đối phó để ngăn chận một đợt lây nhiễm coronavirus thứ hai.
Việc phong tỏa một phần, khiến cho hàng trăm người xuống đường biểu tình.
Những người biểu tình tại một số quận bị ảnh hưởng tại Madrid, đã trương các biểu ngữ và nói lên sự phản đối chống lại lệnh phong tỏa, vốn ảnh hưởng đến các khu ngoại ô đông đúc và nghèo khó, ở phía nam thành phố.
Các toán y tế tại những khu vực địa phương, tìm cách ngăn chận COVID-19 lây lan.
Nhân viên xã hội Marta Garcia không hiểu được, lệnh cấm đi lại không cần thiết trong 14 ngày tại quận của họ, sẽ mang lại những gì tốt đẹp
“Tôi không nghĩ là các biện pháp y tế nầy sẽ giải quyết được vấn đề, mà cuối cùng chúng chỉ cô lập các khu vực của những người lao động, vốn đã có nhiều khó khăn về kinh tế rồi”, Marta Garcia.
Tây Ban Nha ghi nhận hơn 3 ngàn người chết và ít nhất 600 ngàn trường hợp dương tính, kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Câu chuyện tương tự cũng xảy ra tại thành phố phía tây nước Đức là Dussendorf, nơi hàng trăm người biểu tình chống lại các biện pháp phong tỏa.
Họ nêu các biểu ngữ như ‘chấm dứt đại dịch corona gây hốt hoảng, coronavirus là nói dối’ và hô to các khẩu hiệu, một cư dân là Mario Wolf cho biết.
“Về coronavirus, chỉ nhìn vào kết quả của Viện Robert Koch thì chẳng ai chết kể từ tháng 4 cả".
"Các con số thống kê chỉ cho thấy các kết quả âm tính hay dương tính, vì vậy mọi chuyện là dối gạt, mọi thứ đều là chính trị mà thôi”, Mario Wolf.
Trong khi đó, Bộ Trưởng y tế Anh quốc là ông Matt Hancock nói rằng, một vụ phong tỏa toàn quốc lần thứ hai có thể hoàn thành nếu mọi người tiếp tục tuân thủ các qui định, thế nhưng ông cho biết không muốn đi đến các quyết định đó.
“Chúng tôi thực hiện việc giãn cách xã hội thật nghiêm chỉnh bởi vì chúng tôi sẽ có thuốc chủng trong vài tháng nữa, rồi việc xét nghiệm qui mô và việc cải thiện trong các chữa trị nữa".
"Thế nhưng chúng ta đều phải tuân theo các qui luật từ nay đến đó, để giữ cho mọi người được an toàn”, Matt Hancock.
“Tôi nghĩ sáng kiến về đài tưởng niệm là tuyệt vời, đối với tôi ông ấy là bất tử. Trong tim quí vị đều rất hài lòng, khi biết rằng cha của bạn cũng là một nạn nhân khác và ông không bao giờ bị quên lãng mà luôn vĩnh cửu. Tim tôi luôn luôn nghĩ đến ông”, Gisell Peixoto.
Những người vi phạm các thủ tục cách ly có thể bị phạt đến 18 ngàn đô la.
Ông Hancock nói rằng, chính phủ Anh sẽ thực hiện 100 ngàn vụ xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày, tại các cơ sở xã hội và chăm sóc cao niên để họ có thể xét nghiệm nhân viên hàng tuần và hàng tháng cho các cư dân trong viện dưỡng lão.
Tại Mỹ, Trung tâm Phòng Ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh báo cáo có hơn 42 ngàn ca nhiễm COVID-19 mới.
Hoa Kỳ ghi nhận tổng số gần 7 triệu vụ, 200 ngàn người chết và 2,6 triệu người hồi phục.
Còn Ấn Độ theo đuôi Mỹ với con số lây nhiễm là 5,4 triệu trường hợp, có 87 ngàn người chết và 4,3 triệu hồi phục.
Brazil nay là quốc gia thứ ba bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.
Tại Rio De Janero, tên của 4 ngàn người chết vì COVID-19 sẽ được ghi lại tại một đài tưởng niệm trong một nghĩa trang.
Nghĩa cử nầy khiến cho Gisell Peixoto cảm động, khi bà nầy tưởng nhớ đến người cha đã khuất
“Tôi nghĩ sáng kiến về đài tưởng niệm là tuyệt vời, đối với tôi ông ấy là bất tử".
"Trong tim quí vị đều rất hài lòng, khi biết rằng cha của bạn cũng là một nạn nhân khác và ông không bao giờ bị quên lãng mà luôn vĩnh cửu".
"Tim tôi luôn luôn nghĩ đến ông”, Gisell Peixoto.
Brazil ghi nhận có ít nhất 4 triệu rưỡi các trường hợp nhiễm bệnh và khoảng 136 ngàn người chết.
Tổng Thống Jair Bolsonaro tiếp tục xem thường đại dịch coronavirus, khi mô tả nó chỉ là một loại cúm nhỏ, ngay cả khi ông nầy dính COVID-19 hồi tháng 7.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại