Mùa sinh sản thành công làm thay đổi số lượng rùa biển đang bị đe dọa

A Hunter River turtle hatchling in a tank.

A Hunter River turtle hatchling. Source: Supplied / Aussie Ark

Những nhà bảo tồn rùa nước ngọt đang ăn mừng các chương trình nhân giống và bảo vệ môi trường sống thành công, đã mang đến một đường sống cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Những nỗ lực của các tổ chức phi lợi nhuận, Hội đồng Đất đai và các nhóm Cộng đồng địa phương, đã chứng kiến hàng ngàn chú rùa con có nguy cơ tuyệt chủng đi vào các tuyến đường thủy, bất chấp nguy cơ đáng kể từ động vật ăn thịt.


Sau một mùa sinh nở thành công quan trọng, những nhà bảo tồn như Billy Collett đang ăn mừng tiến triển, trong việc cứu các loài rùa nước ngọt của Úc khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Tổ chức của ông, có tên là Aussie Ark, đã nhân giống ba loài khác nhau tại Công viên Bò sát Úc ở Somersby, New South Wales và tăng gấp đôi việc nhân giống thành công trong năm nay 2025.
LISTEN TO
vietnamese-conservation turtles-260325 image

Mùa sinh sản thành công làm thay đổi số lượng rùa biển đang bị đe dọa

SBS Vietnamese

26/03/202506:30
"Thật phấn khởi khi có 48 quả trứng rùa sông Hunter, 39 quả trứng rùa Bell và 85 quả trứng rùa sông Manning".

"Chúng tôi sẽ chăm sóc và trông nom những chú rùa con xinh đẹp này, cho đến khi chúng lớn hơn và khỏe hơn, sau đó chúng tôi có thể thả chúng trở lại các con sông hoang dã, nơi quen thuộc của chúng”, Billy Collett.
Ông cho biết, các chương trình như thế này diễn ra vào thời điểm mà các loài động vật có thể sống lâu, đang ở trong tình trạng bị đe dọa ở mức độ đặc biệt.

"Những con rùa này thực sự, có niên đại hàng triệu năm trước thời đại khủng long và giờ đây chúng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, điều này thực sự đáng buồn".

"Đó là lý do tại sao dự án này hoàn toàn quan trọng, đối với sự tồn tại của loài này”, Billy Collett.
Nhưng chính xác, thì tại sao những con rùa này lại bị đe dọa?

Ông Martin Dillon thuộc Dịch vụ Đất đai Cao Cấp, tại Dịch vụ Đất đai Địa phương Northern Tablelands và chỉ đạo một hoạt động bảo vệ quần thể rùa Bell địa phương, loài chỉ được tìm thấy ở phía bắc New South Wales.

Ông cho biết loài này, đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng trong những năm gần đây, bởi những kẻ săn mồi xâm lấn.

"Các con cáo châu Âu đang đột kích hầu hết các tổ của chúng, trong khi đó rùa Bell đẻ trứng chôn trong bờ suối rất gần mép nước, thực tế là chỉ cách vài mét".

"Chúng không quan tâm đến cáo, không tiến hóa lanh lợi cùng cáo".

"Và các con cáo cực kỳ hiệu quả, khi chúng huấn luyện con của mình tuần tra bờ sông trong mùa làm tổ, tìm những nguồn protein đó và ăn chúng".

"Điều xảy ra là mặc dù rùa sống lâu và chúng thực sự khỏe mạnh, nhưng không có đủ sức để duy trì quần thể”, Martin Dillon.

Trong khi đó Tiến sĩ Lou Streeting từ Đại học New England cho biết, hiện tại hơn 95 phần trăm tổ rùa Bell bị đột kích, một phần là do cách nuôi dạy con cái đặc biệt, không can thiệp của rùa.

"Với rùa, chúng không có sự chăm sóc của mẹ, vì vậy chúng đẻ trứng trên bờ sông và con cái quay trở về nước, còn trứng rất dễ bị cáo tấn công”, Lou Streeting.
Ông Dillon cho biết, nhóm của ông có hai cách tiếp cận khác nhau để bảo vệ rùa con, cách đầu tiên là mang trứng đi khỏi mối đe dọa của cáo.

"Mượn rùa cái chỉ trong vài ngày, thu hoạch trứng của chúng bằng cách gây cảm ứng hormone sử dụng oxytocin, cùng loại hormone mà chúng ta sử dụng cho con người".

"Và sau khi đẻ trứng, rùa mẹ quay trở lại sông và sau đó những quả trứng đó ở lại trong phòng thí nghiệm, trong máy ấp để vượt qua và do đó bỏ qua cáo, trứng mất vài tháng để nở, đó là sự hợp tác với Đại học New England”, Martin Dillon.

Tiến sĩ Streeting cho biết, chương trình nói chung đã vô cùng thành công, khi sản xuất gần 4000 con rùa con chỉ trong vài năm.

"Phải mất 60 ngày để những chú rùa con nở ra và sau đó chúng quay trở lại các tuyến đường thủy".

"Chỉ riêng mùa này, chúng tôi đã sản xuất được 1.085 chú rùa con, trong suốt chương trình của chúng tôi trong vài năm qua, chúng tôi đã sản xuất được hơn 3.800 chú rùa con và thả chúng trở lại các tuyến đường thủy”, Lou Streeting.

Còn phương pháp khác mà trường đại học và Hội đồng đất đai địa phương đang sử dụng, là bảo vệ chính các địa điểm làm tổ.

"Thực ra là tìm tổ và bảo vệ từng tổ bằng lưới thép, đồng thời dựng hàng rào điện tạm thời, chung quanh các khu vực làm tổ chính, để ngăn chặn cáo".

"Các phương pháp bảo vệ tổ đó đã chứng minh được tính hiệu quả thực sự".

"Trên thực tế, chỉ trong mùa này tại một trong những địa điểm của chúng tôi, một trong những hàng rào điện đã bảo vệ được 37 tổ, và nếu bạn cân nhắc rằng, trung bình một tổ rùa chuông sẽ có khoảng 20 trứng, điều đó có nghĩa là rất nhiều rùa con sẽ quay trở lại các tuyến đường thủy, sau những nỗ lực bảo vệ đó”, Lou Streeting.

Còn ông Martin Dillon cho biết, gần như không thể ngăn cáo hoàn toàn, nhưng hàng rào điện có thể giúp chuyển hướng chúng.

"Hàng rào điện khá đơn giản, chúng có bộ phận phát điện do mặt trời cung cấp năng lượng".

"Và khi một con cáo đi ngang qua và thò đầu hoặc cọ vào hàng rào, nó sẽ bị điện giật để ngăn chặn và bạn không thể loại trừ hoàn toàn những con cáo với hàng rào, vì chúng quá xảo quyệt và sẽ tìm ra cách".

"Nhưng những hàng rào này tạo ra sự ác cảm đối với những con cáo, vì vậy những khu vực làm tổ thực sự tốt mà chúng ta có thể bảo vệ chúng bằng hàng rào điện".

"Con cáo sớm học được cách nói, 'Bạn biết không? Điều đó quá khó. Tôi sẽ tiếp tục di chuyển và đến một nơi khác”, Martin Dillon.

Và trong khi cáo vẫn là kẻ thù chính của rùa sông Mary ở đông nam Queensland, loài rùa đặc biệt này đã phải đối mặt với những mối đe dọa lịch sử từ con người, khiến quần thể của chúng gần như tuyệt chủng.

Vào những năm 1960 và 1970, việc thu hoạch trứng diễn ra tràn lan, vì rùa là vật nuôi phổ biến ở Úc.

Khoảng 15.000 con được gửi đến các cửa hàng bán thú cưng mỗi năm, với tên gọi là ‘rùa xu’, vì trên mai cứng của chúng có những hình ảnh giống như đồng tiền xu.

Tiến sĩ Mariana Campbell, một giảng viên nghiên cứu tại Đại học Charles Darwin cho biết, điều này có tác động đáng kể đến số lượng của chúng.

“Loài rùa hiện gặp tình trạng cực kỳ nguy cấp này, thường được gọi là "rùa tóc xanh" hoặc "rùa punk", do tảo mọc trên đầu chúng, đôi khi tạo thành thứ trông giống như kiểu tóc mohawk”, Mariana Campbell.
Với số lượng con cái sinh sản giảm 95 phần trăm từ năm 1970 đến năm 2000, Tiến sĩ Campbell cho biết bà đã chứng kiến tận mắt các nhóm cộng đồng và chủ sở hữu truyền thống, đã giúp xoay chuyển tình thế như thế nào.

"Tôi đã tham gia vào nhóm cộng đồng ở Sông Mary trong gần 20 năm nay và tôi biết rằng không gì có thể thay thế được điều đó".

"Sự tham gia của người dân địa phương, kiến thức địa phương và niềm đam mê mà họ dành cho sân sau của mình".

"Chúng tôi đã có mối liên hệ trực tiếp với một số người bản địa chung quanh khu vực vì cùng lý do, đó là kiến thức truyền thống đã được truyền lại, không thể thay thế theo bất kỳ cách nào”, Mariana Campbell.

Bà cho biết, những nỗ lực này đã giúp hàng ngàn chú rùa con Sông Mary, quay trở lại dòng sông mỗi năm.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share