Các nhóm tranh đấu đa văn hóa và Thổ dân hoan nghênh phúc trình về bạo hành gia đình

Thủ hiến Daniel Andrew hứa hẹn hành động

Thủ hiến Daniel Andrew hứa hẹn hành động Source: AAP

Các nhóm tranh đấu cho đa văn hóa và Thổ dân, đã hoan nghênh việc phát hành một phúc trình của Ủy hội Điều tra về Bạo hành Gia đình tại Victoria.


Phúc trình gồm 227 đề nghị nhằm cải thiện dịch vụ chống bạo hành hiện tại của tiểu bang, với Thủ hiến Daniel Andrews hứa hẹn sẽ thực hiện tất cả.

Ủy hội đầu tiên Điều tra về nạn Bạo Hành trong Gia đình tại nước Úc, kêu gọi phải có những thay đổi rộng rãi, bao gồm việc chú tâm hơn về trẻ em, thiết lập các trung tâm an toàn trên khắp nước và cải tổ luật pháp liên quan đến vấn đề nầy.

Cùng góp tiếng ủng hộ là các nhóm phụ nữ Thổ dân và đa văn hóa.

Nữ chủ tịch của Trung tâm Đa văn hóa chống lại Bạo Hành Gia đình có tên là InTouch, bà Faye Spiteri, cho biết bà cảm thấy khích lệ về các khám phá của bản phúc trình.

"Nói chung những gì có ý nghĩa với chúng ta, là nghe được tiếng nói không chỉ của chúng ta, thế nhưng là của mọi phụ nữ thuộc các nguồn gốc khác nhau, thực sự nhạy cảm với việc thêm tiếng nói của họ qua các nhận xét và đề nghị".

"Những gì tôi thực sự cảm thấy ấm lòng, khi đó không phải là một đường lối đáp ứng tối thiểu, như quí vị thường gặp phải trong các tiến trình nầy, do Ủy hội đã hoàn thành một công việc xuất sắc".

Trong khi đó, Giám đốc Dịch vụ Luật pháp và Ngăn Ngừa Bạo hành Gia đình Thổ dân tại Victoria, bà Antoinette Braybrook cho biết, bà cũng hài lòng với các đề nghị.

"Tôi nghĩ, nếu chính phủ liên bang tham gia trong vấn đề nầy cũng như các chính quyền tiểu bang và lãnh thổ là điều thật tốt đẹp, đặc biệt liên quan đến Dịch vụ Luật pháp Ngăn ngừa Bạo hành Gia đình trên khắp nước Úc, nơi chúng ta thường bị giới hạn tại các khu vực nông thôn và xa xôi".

"Chúng ta cần các nhà cầm quyền liên bang, tiểu bang và lãnh thổ, cùng nhau hỗ trợ cho tổ chức của chúng ta, để có thể bao gồm các phụ nữ Thổ dân bất chấp họ sống ở nơi nào, họ cũng có thể tiếp cận với dịch vụ luật pháp một các an toàn về mặt văn hóa".

Còn bà Charmaigne Weldon thuộc Trung tâm Luật pháp Cộng đồng Redfern, cũng lên tiếng về ý tưởng của việc thanh tra trên toàn quốc.

"Tôi nghĩ New South Wales, các tiểu bang khác và lãnh thổ, đều được hưởng lợi từ việc duyệt xét về bạo hành gia đình, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống và các tổ chức, nhằm yễm trợ cho phụ nữ tránh được tệ nạn nầy".

"Tôi nghĩ toàn nước Úc sẽ hưởng lợi, từ các Ủy hội điều tra về vấn đề bạo hành trong gia đình".

"Thách thức vẫn còn chờ đợi, bởi vì chúng ta có một chính phủ đã cam kết và cho biết, sẽ tài trợ và dành nhiều sự tài trợ cho các cộng đồng Thổ dân. Vì vậy nếu họ không làm những chuyện đó cho người Thổ dân, cho những người không thuộc nguồn gốc nói tiếng Anh, cho những ai thuộc các nguồn gốc khác nhau, lúc đó chính chúng ta phải thực sự thực hiện việc nầy". Bà Muriel Bamblett, người đứng đầu Cơ quan Chăm sóc Trẻ em Thổ dân tại Victoria.
Các đề nghị bao gồm những dịch vụ gia đình và luật pháp thích hợp về mặt văn hóa cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em Thổ dân.

Họ kêu gọi nên có các hoạt động bao gồm toàn thể cộng đồng và các chương trình can thiệp sớm, cũng như tái lập chương trình Koori, Hỗ trợ cho Nạn nhân bị Bạo Hành Gia đình.

Các đề nghị khác bao gồm việc tài trợ đầy đủ hơn cho các thông dịch viên và bảo đảm mọi người nhận được các chi trả về khủng hoảng, bất chấp tình trạng về visa của họ như thế nào.

Họ cũng kêu gọi nên cập nhật các thông tin về các vấn đề như cắt âm hạch phụ nữ và những vụ hôn nhân cưỡng bách.

Bà Faye Spiteri cho biết, bà lạc quan một cách thận trọng về những gì sẽ xảy ra kế tiếp.
 
"Tôi nghĩ thách thức lớn nhất là những gì được xem là đặt lên hàng ưu tiên, trong giới hạn về việc tài trợ và làm thế nào, để có thể thực hiện một cách nhanh chóng".

"Rất nhiều đề nghị liên quan trực tiếp đến các phụ nữ di dân và tỵ nạn, có một dấu hiệu cho thấy các đề nghị sẽ được hoàn thành trong vòng 12 tháng đầu tiên".

"Đó mới thực sự là điều thú vị, khi thấy vấn đề lần lượt được thực hiện".

Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan Chăm sóc Trẻ em Thổ dân tại Victoria, bà Muriel Bamblett cho biết, trách nhiệm hiện nay đối với mọi người là bảo đảm rằng các hành động đó sẽ xảy ra.

"Nó đòi hỏi chúng ta, những người Thổ dân phải nên cảnh giác và chắc chắn rằng, trong tất cả đề nghị, có tiếng nói của người Thổ dân".

"Victoria chắc chắn hiện dẫn trước và thách thức cho chúng ta, là thực sự chắc chắn rằng chúng ta mang lại những thay đổi, mà chúng ta không chỉ nói suông về chuyện nầy".

"Thách thức vẫn còn chờ đợi, bởi vì chúng ta có một chính phủ đã cam kết và cho biết, sẽ tài trợ và dành nhiều sự tài trợ cho các cộng đồng Thổ dân".

"Vì vậy nếu họ không làm những chuyện đó cho người Thổ dân, cho những người không thuộc nguồn gốc nói tiếng Anh, cho những ai thuộc các nguồn gốc khác nhau, lúc đó chính chúng ta phải thực sự thực hiện việc nầy".




Share