85 phần trăm dân Úc ủng hộ chủ thuyết đa văn hóa

Các sinh viên tại Melbourne

Các sinh viên tại Melbourne Source: AAP

Người dân Úc đa số ủng hộ chủ thuyết đa văn hóa, do đó đã có một văn bản để thảo luận nhằm khám phá các thái độ của mọi người đối với các dị biệt.


Hiệp hội Scanlon tìm kiếm các ý tưởng nầy trong một thập niên qua và cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, có 85 phần trăm người Úc đồng ý với chủ thuyết đa văn hóa, là rất tốt đẹp cho đất nước nầy.

Văn bản thảo luận về chủ thuyết đa văn hóa cuả Hiệp hội Scanlon, nhằm xem xét các thái độ của người dân Úc đối với các dị biệt.

Hiệp hội theo dõi các quan điểm của mọi người, qua các cuộc khảo sát được thực hiện trong hơn một thập niên.

Các dữ kiện cho thấy, người dân Úc thông thường rất chấp nhận sự khác biệt văn hóa và vấn đề di trú, thế nhưng mức độ ủng hộ thay đổi qua các thế hệ, các địa điểm về mặt địa lý và các nhóm dân số khác nhau.

Giáo sư Nghiên cứu tại đại học Monash là ông Andrew Markus cho biết, bản phúc trình nầy xem xét chi tiết trở về trước đến 30 năm.

"Có một mức độ ủng hộ rất cao, đến 85 phần trăm người dân Úc nghĩ rằng, chủ thuyết đa văn hóa là tốt đẹp cho đất nước nầy".

"Và với con số cao như vậy, mọi người đã nhận được trong 20 năm hay hơn nữa, thế nhưng những gì quan trọng đặc biệt trong sự khám phá nầy mà chúng ta đang ban hành hiện nay, là chúng ta nhìn kỹ hơn về tỷ lệ những người ủng hộ cho nước Úc, chúng ta phân tích các con số nầy và tìm thêm chi tiết cho những con số nầy".

Giáo sư Markus nói rằng, cuộc nghiên cứu cho thấy mức độ ủng hộ hiện thời đối với vấn đề di trú tương đối khá cao, so sánh với 30 hay 40 năm trước.

"Dường như có một kiểu mẫu ủng hộ mạnh mẽ hơn, về vấn đề di dân".

"Khi so sánh chuyện nầy với những những thứ khác chẳng như các nhóm sắc tộc, với mức độ của các dữ kiện chúng ta có".

"Người ta càng tích cực hơn, đối với những người cư ngụ tại đây 20 đến 30 năm và cũng tương tự trong số chính các di dân".

"Có những khác biệt trong số những người mới đến, liên quan đến việc họ tìm kiếm những trợ giúp từ chính phủ.

Các trung tâm như Sydney hay Melbourne có mức ủng hộ về chủ thuyết đa văn hóa cao nhất, với những người trẻ cũng có cùng mức độ ủng hộ.

Thế nhưng cuộc nghiên cứu không chỉ hé lộ ánh sáng vào các nhận xét bên ngoài, mà còn cho thấy các di dân mới đến đây cảm thấy thế nào, về việc định cư tại Úc.

"Những gì chúng ta tìm thấy ở các di dân mới đến Úc gần đây nhất, là mức độ khá cao về việc gắn kết với nước Úc, thế nhưng trong một cuộc nghiên cứu khác, có những quan ngại vào lúc nầy về những khó khăn cho họ, khi tìm việc làm trong những khu vực họ được huấn luyện".
"Vì vậy chắc chắn vài vấn đề quan trọng cho chính phủ, liên quan đến việc thu nhận di dân hiện tại và khả năng của họ để tìm kiếm việc làm. Tôi quan tâm để thấy được, làm thế nào chúng ta có thể nhận được sự ủng hộ về chủ thuyết đa văn hóa đến mức độ kế tiếp, khi chúng ta bắt đầu thấy được tài năng lãnh đạo, có thể đo lường trong tình cảm và sự hào hiệp trong việc dung nạp, hơn là nỗi sợ hãi và chia rẻ". Nhà sáng lập tổ chức Welcome to Australia, ông Brad Chilcott.

Chủ tịch của Hiệp hội Scanlon là bà Anthea Hancocks cho biết, văn bản nhằm khám phá tính chất phức tạp của vấn đề và để khuyến khích các cuộc thảo luận, cũng như chấp nhận sự gắn bó về mặt xã hội.

Bà Hancocks nói rằng, nền văn hóa đa dạng của Úc là một trong những đặc tính hình thành nên nước Úc.

"Kinh nghiệm của những thay đổi xảy ra, khi các đợt di dân tiếp tục gia tăng và sự dị biệt tiếp tục là điều quan trọng đối với chính phủ địa phương, tiểu bang và liên bang".

"Họ hiểu được có những thay đổi diễn ra và bảo đảm rằng, mọi người hiểu biết những lợi lộc của việc di dân đối với nước Úc, cũng như làm thế nào để tìm kiếm các cơ hội tại địa phương, hầu gia tăng mức độ lãnh đạo".

"Thế nhưng, cũng cần phát triển sự liên lạc các nền văn hóa, để chắc chắn là chúng ta vẫn còn là một xã hội rất hiểu biết".

Trong khi đó, nhà sáng lập tổ chức Welcome to Australia là ông Brad Chilcott nói rằng, mặc dù có đến 85 phần trăm người dân Úc ủng hộ ý niệm về chủ thuyết đa văn hóa, nước Úc vẫn tiếp tục chứng kiến sự chia rẻ về mặt chính trị.

Ông hy vọng, sự ủng hộ có ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo của nước Úc, để thay đổi đường lối khi họ hành động.

"Tôi quan tâm để thấy được, làm thế nào chúng ta có thể nhận được sự ủng hộ về chủ thuyết đa văn hóa đến mức độ kế tiếp, khi chúng ta bắt đầu thấy được tài năng lãnh đạo, có thể đo lường trong tình cảm và sự hào hiệp trong việc dung nạp, hơn là nỗi sợ hãi và chia rẻ".

"Làm thế nào để nuôi dưỡng sự ủng hộ về một loạt các nền văn hóa và biến điều đó thành một bài tường thuật có tính cách đoàn kết và lành mạnh về mặt chính trị".

Ông Chilcott cho biết, cuộc nghiên cứu hết sức quan trọng như là một khối xây dựng vững chắc cho các cộng đồng, để nuôi dưỡng sự hiểu biết sâu xa hơn.

"Tôi nghĩ, thành kiến không bao giờ giúp cho một phản ứng tương tác cá nhân có thể sống sót, và hành động chúng ta có thể làm là nuôi dưỡng chứ không chỉ dung thứ và những người khác có thể có một nền văn hóa khác biệt với chúng ta".

"Thế nhưng, việc nuôi dưỡng thực sự các quan hệ tương tác về văn hóa và giúp cho việc thảo luận giữa những người có căn bản khác biệt được dễ dàng hơn, thì chúng ta càng thay đổi nhận thức và định kiến của mọi người".




Share