Na Uy, Ireland, Tây Ban Nha cùng ngày càng nhiều quốc gia công nhận nhà nước Palestine

Irish Prime Minister Simon Harris standing on the podium, speaking into the microphone.

Irish Prime Minister Simon Harris says official recognition of Palestinian statehood supports peace efforts. Source: AAP / Tolga Akmen

Trong một diễn biến lịch sử, ba chính phủ châu Âu đã cùng tuyên bố công nhận tư cách nhà nước của Palestine và có ý định ủng hộ giải pháp hai nhà nước nhằm thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông. Israel đã phản ứng bằng cách triệu hồi các đại sứ của mình từ Dublin, Madrid và Oslo.


"Hôm nay Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha tuyên bố rằng, chúng tôi công nhận nhà nước Palestine".

"Bây giờ mỗi người trong chúng ta, sẽ thực hiện bất kỳ bước đi cần thiết nào ở cấp quốc gia, để quyết định đó có hiệu lực".

"Trước thông báo ngày hôm nay, tôi đã nói chuyện với một số nhà lãnh đạo và đối tác khác và tôi tin tưởng rằng, các quốc gia khác sẽ cùng chúng tôi thực hiện bước quan trọng này trong những tuần tới".

"Đây là một ngày lịch sử và quan trọng đối với Ireland và Palestine”, Simon Harris.

Đó là Thủ tướng Ireland là ông Simon Harris tuyên bố hành động lịch sử của Na Uy, Tây Ban Nha và đất nước của ông, trong việc công nhận nhà nước Palestine, đồng thời kêu gọi các nước khác làm theo.

Việc nầy diễn ra, chỉ hai ngày sau khi Công tố viên trưởng của Tòa án Hình sự Quốc tế là ông Karim Khan, yêu cầu lệnh bắt giữ các nhà lãnh đạo Israel và Hamas, vì bị cáo buộc tội ác chiến tranh.

Đại sứ Palestine tại Liên Hiệp Quốc là ông Riyad Mansour nói rằng, việc Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha công nhận rõ ràng tư cách nhà nước của Palestine, là một dấu hiệu tốt và ông hy vọng sẽ có thêm nhiều quốc gia khác làm theo.

"Thật là một điềm tuyệt vời khi chúng ta tập hợp hôm nay rằng, chúng ta đã nhận được tin rất tích cực từ Châu Âu, là Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy hôm nay tuyên bố, họ sẽ công nhận nhà nước Palestine vào ngày 28 tháng này".

"Làn sóng châu Âu này hy vọng sẽ được nối tiếp bởi những làn sóng khác".

"Nhà nước Palestine xứng đáng trở thành quốc gia thành viên chính thức của Liên hiệp quốc”, Riyad Mansour.

Trong khi đó Thủ tướng Harris cho biết, quyết định của Ireland có cảm hứng từ hành động, khi đất nước của họ trở thành một quốc gia độc lập, với Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 21 tháng 1 năm 1919.

"Thông điệp của chúng tôi gửi tới các quốc gia tự do trên thế giới, là lời kêu gọi quốc tế công nhận nền độc lập của chúng tôi, nhấn mạnh bản sắc dân tộc riêng biệt, cuộc đấu tranh lịch sử và quyền tự quyết và công lý của chúng tôi".

"Ngày nay, chúng tôi sử dụng cùng một ngôn ngữ, để ủng hộ việc công nhận Palestine là một nhà nước”, Simon Harris.

Người dân thủ đô Ireland cho biết, họ đồng ý với quyết định công nhận nhà nước Palestine.

"Tôi nghĩ Palestine nên được công nhận là một nhà nước, tôi nghĩ Ireland và Palestine có nhiều điểm chung về lịch sử và chúng tôi đã từng bị áp bức bởi những nhóm và những điều tương tự trong quá khứ. Tôi cũng nghĩ, nếu người Ireland không thể nhìn thấy mối tương quan ở đó, thì họ sẽ không biết gì về người Ireland và chưa hiểu đầy đủ về lịch sử Ireland”, người dân thứ nhất ở thủ đô Ireland.

" Tôi nghĩ đó là một ý tưởng rất hay. Israel đã quên mất lịch sử của chính mình. Ý tôi là, bạn không thể tiêu diệt một dân tộc và mong đợi họ biến mất, nó không xảy ra. Ý tôi là hoặc bạn làm việc với mọi người, hoặc đây là điều sẽ xảy ra. Vì vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ nó”, người dân thứ hai ở thủ đô Ireland.

Được biết có khoảng 144 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, công nhận Palestine là một quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngoại trưởng Úc Penny Wong nói với SBS News rằng, Úc sẵn sàng xem xét việc công nhận sau khi ủng hộ cuộc bỏ phiếu của Liên hiệp quốc, về tư cách thành viên của Palestine vào đầu tháng này.

“Úc có lập trường là chúng tôi sẽ sẵn sàng xem xét, việc công nhận là một phần của tiến trình hòa bình".

"Thử thách của chúng ta phải luôn là, hành động của chúng ta có góp phần vào công cuộc hòa bình hay không”, Penny Wong.
Nhưng sẽ rất quan trọng, nếu điều này bắt đầu một xu hướng và nếu có thêm nhiều quốc gia theo sau, trong những ngày, tuần và tháng sắp tới, Jure Vidmar.
Tuy nhiên, việc công nhận một nhà nước Palestine vẫn bị đồng minh thân cận nhất của Israel là Hoa Kỳ phản đối, vốn là quốc gia có quyền phủ quyết tại Liên hiệp quốc và đã làm như vậy vào tháng trước.

Trong khi đó, quyết định của Ireland, Tây Ban Nha và Na Uy, đã vấp phải sự tức giận từ chính phủ Israel.

Ngoại trưởng Israel là ông Israel Katz nói rằng, quyết định này sẽ gây ra ‘hậu quả nghiêm trọng’ và ra lệnh triệu hồi ngay lập tức các đại sứ Israel từ ba nước.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lập lại tuyên bố của ông rằng, việc công nhận tư cách nhà nước của Palestine sẽ là phần thưởng cho chủ nghĩa khủng bố.

“Đây sẽ là một nhà nước khủng bố, nó sẽ cố gắng lặp đi lặp lại vụ thảm sát ngày 7 tháng 10, chúng tôi sẽ không đồng ý với điều này".

"Khuyến khích khủng bố sẽ không mang lại hòa bình và cũng không ngăn cản chúng ta đánh bại Hamas”, Benjamin Netanyahu.

Được biết lời bình luận của ông Netanyahu được đưa ra, trong bối cảnh mục tiêu chiến tranh của họ, nhằm tiêu diệt Gaza của Hamas trong tương lai gần, dường như cực kỳ khó xảy ra, khi nhật báo Politico đưa tin các nguồn tin tình báo Mỹ ước tính rằng, Israel có thể chỉ giết chết 30 đến 35% số chiến binh trước chiến tranh.

Những số liệu này không bao gồm các thành viên mới của Hamas, được tuyển dụng kể từ ngày 7 tháng 10.

Giáo sư về Công pháp quốc tế tại Đại học Maastricht ở Hòa Lan, là ông Jure Vidmar cho biết, giấc mơ về một nhà nước Palestine đạt được sự công nhận toàn cầu vẫn nằm ngoài tầm với, nhưng hành động này từ Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha, có thể là khởi đầu cho một sự thay đổi đáng kể.

"Ba quốc gia nầy vẫn còn tương đối ít về số lượng, và sẽ không có gì thay đổi trong hôm nay hoặc ngày mai".

"Nhưng sẽ rất quan trọng, nếu điều này bắt đầu một xu hướng và nếu có thêm nhiều quốc gia theo sau, trong những ngày, tuần và tháng sắp tới”, Jure Vidmar.

Share