Cách chúng ta chẩn đoán tình trạng sức khỏe tâm thần có còn phù hợp? Phần 2

High angle view of man rubbing eyes while reclining on sofa at home

Credit: Maskot/Getty Images/Maskot

Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) được coi là hướng dẫn hữu ích để chẩn đoán các tình trạng sức khỏe tâm thần ở Úc. Nhưng liệu sổ tay này có còn phù hợp và có những phương pháp chẩn đoán sức khỏe tâm thần khác không? Trong phần cuối của chương trình đặc biệt gồm hai phần này, chúng ta sẽ khám phá Phân loại theo thứ bậc của bệnh lý tâm thần, hay HiTOP, một phương pháp thay thế cho DSM và lắng nghe thêm chia sẻ từ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chẩn đoán sai.


Trong 15 năm qua, nhiều giải pháp thay thế cho DSM đã xuất hiện.

Một là Phân loại theo thứ bậc của bệnh lý tâm thần, hay HiTOP.

HiTOP là một dự án cơ sở tập hợp các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới và không có bất kỳ nguồn tài trợ nào từ công ty dược phẩm hoặc doanh nghiệp.

Bà Miri Forbes là Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Tâm lý thuộc Đại học Macquarie.

Bà là thành viên của nhóm nghiên cứu toàn cầu đang xem xét mô hình HiTOP, gần đây đã thực hiện một nghiên cứu với sự tham gia của 15.000 người.

Sự khác biệt chính giữa hệ thống HiTOP và các hệ thống như DSM là HiTOP ưu tiên dữ liệu để tạo ra mô hình chẩn đoán, trong khi DSM dựa vào sự đồng thuận của ủy ban và quan sát lâm sàng.

Mô hình HiTOP cho rằng các vấn đề về sức khỏe tâm thần rất khó để phân loại thành các danh mục rõ ràng như những vấn đề được nêu trong DSM.

Thay vào đó, chúng nằm ở đâu đó giữa trạng thái bình thường và bệnh tật, giống như một số tình trạng bệnh khác.

Phó Giáo sư Forbes cho biết có những hạn chế đối với các hệ thống như DSM.

"Rất dễ chẩn đoán sai vì các danh mục không rõ ràng và chúng có những điểm chồng chéo nhau, và chúng ta thấy rằng các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác nhau thường đưa ra các chẩn đoán khác nhau cho cùng một người. Vì vậy, nếu bạn gặp hai người khác nhau, họ có thể đưa ra cho bạn hai chẩn đoán khác vì các chẩn đoán không phù hợp với cách mọi người trải qua các triệu chứng, họ thường cần nhiều nhãn khác nhau để nắm bắt những gì họ đang trải qua. Và điều đó có thể dẫn đến khó khăn trong việc lập kế hoạch điều trị. Nó có thể trở nên khá phức tạp vì sự không phù hợp giữa những gì chúng ta thấy và những gì mọi người trải nghiệm, và sau đó là cách DSM cố gắng phân loại mọi người thành các danh mục gọn gàng."

Nghiên cứu cho thấy phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu của các triệu chứng xuất hiện cùng nhau có thể có ý nghĩa quan trọng đối với các lựa chọn điều trị trong tương lai.

Ông Andrew Baillie là Giáo sư ngành Y tế Phụ trợ (Allied Health) tại Đại học Sydney và cũng là thành viên của tập đoàn HiTOP.

Ông nghĩ rằng đã đến lúc các bác sĩ cần thử nghiệm nhiều cách khác nhau để tìm hiểu chẩn đoán mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân.

Giáo sư Baillie cho biết có nhiều trường hợp việc được chẩn đoán là một trải nghiệm tích cực, xác nhận những gì mọi người đang trải qua.

Nhưng những người khác có thể thấy chẩn đoán không hề giống với những gì họ đang trải qua.

"Họ cảm thấy bị gạt ra ngoài lề và bệnh hoạn vì điều đó. Vì vậy, chúng ta thực sự cần phải làm tốt hơn nhiều. Và tôi nghĩ rằng công việc mà HiTOP đang làm có khả năng cho phép chúng ta đưa ra những cách đơn giản hơn để suy nghĩ về các triệu chứng khác nhau. Nhưng khi mọi người đến gặp bác sĩ gia đình hoặc tiếp xúc lần đàu tiên với các dịch vụ y tế, chúng ta có thể sử dụng một thuật ngữ chung để mô tả những gì đang diễn ra cho bệnh nhân. Và nếu sức khoẻ họ cẩi thiện và không cần thêm sự giúp đỡ, thì điều đó thật tuyệt. Nhưng nếu họ không khỏe và cần thêm sự giúp đỡ, thì chúng ta có thể sử dụng một thuật ngữ cụ thể hơn không?"

Mặc dù DSM mang tính đột phá trong việc giúp xác định nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác nhau, nhưng cũng phải mất một thời gian dài để các rối loạn mới xuất hiện trong cuốn sách hướng dẫn này.

Một số lĩnh vực cũng lo ngại về mối liên hệ giữa DSM và ngành dược phẩm.

Tạp chí Y khoa Anh đã chỉ ra vào đầu năm 2024 rằng ngành dược phẩm đã cung cấp hơn 14 triệu đô la cho gần 60% thành viên hội đồng (DSM-5-TR) của ấn bản hiện tại.

Các tác giả lưu ý rằng nghiên cứu của họ không được thiết kế cũng như không thể xác định liệu những mối quan hệ tài chính này có ảnh hưởng đến việc ra quyết định liên quan đến DSM hay không.

Các chuyên gia cho biết HiTOP cũng có những hạn chế, cho đến nay chỉ bao gồm 71 chẩn đoán trong DSM và bỏ qua các lĩnh vực quan trọng như chức năng nhận thức và rối loạn phát triển thần kinh.

Bất kể chẩn đoán xuất phát từ đâu, nó đều có thể có tác động lớn đến phương pháp điều trị, thuốc men và tác dụng phụ của chúng.

Richard Hendrie là một nhân viên xã hội và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bao gồm Chủ tịch Hội đồng Người tiêu dùng, Người chăm sóc và Cộng đồng tại New South Wales Health.

Ông đã có kinh nghiệm trực tiếp về việc chẩn đoán sai.
Tôi đã có ý định tự tử khi ngừng dùng thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực ban đầu, nhưng nó chẳng có tác dụng gì. Giống như tôi đã bị trói bằng áo bó hóa học trong một thời gian rất dài vậy.
Richard Hendrie
Kể từ khi được chẩn đoán mắc hội chứng PTSD, ông Hendrie đã được điều trị chuyên khoa, bao gồm việc gặp chuyên gia trị liệu chấn thương kết hợp với liệu pháp ketamine được giám sát y tế - một lựa chọn dành cho những người không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác.

Nhưng trong thời đại tự chẩn đoán bệnh trên Internet, ông cảnh báo mọi người không nên tự ý đưa ra bất kỳ chẩn đoán y khoa nào.

"Tôi thấy rằng những người bạn đồng hành được chẩn đoán đủ thứ bệnh, nhưng đó là chẩn đoán của bạn. Nó không phải bản thân của một con người. Và tôi cũng nhận thấy rằng chỉ trong phong trào trải nghiệm sống về việc có bao nhiêu lần mọi người tự chẩn đoán vì DSM và họ nói, ồ, tôi bị X, Y, Z dựa theo DSM. Được rồi, được rồi. Nhưng liệu đó có phải là tác động lan tỏa trong cuộc sống của bạn không? Đó có phải là một mô hình không? Đó có phải là thứ bạn đã mắc phải trong thời gian dài không? Nếu chúng ta xem qua DSM, mỗi người sẽ tìm thấy một số rối loạn đó mà không ổn với chúng ta. Đó là một khía cạnh trong cuộc sống của tôi. Cuộc sống của tôi đã đóng một phần trong những chẩn đoán đó và một phần quan trọng. Nhưng đó không phải là tất cả hoặc kết thúc của tôi. Đó không phải là con người tôi. Tôi là Richard, là con trai, là bạn, là người chơi cricket và là người sẵn sàng cho người khác đi nhờ xe. Tôi là đủ mọi thứ."

Tiến sĩ Astha Tomar là bác sĩ tâm thần đang hành nghề và là chủ tịch đắc cử của Trường Cao đẳng Tâm thần Hoàng gia Úc và New Zealand.

Bà cho biết các bác sĩ tâm thần đang nhận được nhiều câu hỏi hơn từ những bệnh nhân hiện đang thắc mắc về chẩn đoán ban đầu của họ.

Bà cho biết điều này một phần là do Internet nhưng cũng do sự hiểu biết và nhận thức ngày càng tăng về nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn như Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và Tự kỷ, cùng nhiều tình trạng khá.

"Tôi nhận được những câu hỏi từ mọi người rằng, bạn có nghĩ tôi bị ADHD không? Vì vậy, tôi cũng đã có những người được chăm sóc trong khoảng 10 năm hoặc lâu hơn, và điều đó liên quan đến chẩn đoán, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo âu hoặc PTSD, sự tò mò xung quanh, tôi có đang vật lộn với ADHD không, tôi có đang vật lộn với chứng tự kỷ không, tôi có gặp khó khăn với PTSD phức tạp không? Bởi vì bạn nghe thấy nhiều hơn thế. Vì vậy, điều đó khiến mọi người tự hỏi về những vấn đề mà họ đã gặp mặt trong thời gian dài, liệu điều đó có liên quan đến điều gì khác không? Chúng tôi đang nhận được những câu hỏi đó trong các hoạt động lâm sàng hàng ngày của mình."

Lời cuối cùng đến từ bà Cassandra Kinchela, người không chỉ là người ủng hộ sức khỏe tâm thần mà còn là người một mình nuôi dạy năm đứa con.

Kinh nghiệm sống của bà trong hệ thống sức khỏe tâm thần và tiền sử nghiện ngập đã mang lại cho bà một góc nhìn độc đáo.

Bà ấy nói rằng có những ngày, chỉ cần chấp nhận những khó khăn của cuộc sống và nhắc nhở bản thân mình về chặng đường mình đã đi vẫn là liệu pháp tốt nhất.
Tôi nói về việc yêu bản thân minh và việc tự chăm sóc bản thân, v.v., thực tế là tôi vẫn đang đấu tranh để làm điều đó. Tôi yêu bản thân mình ngay bây giờ. Vào tháng Tư năm tới là tôi đã nghiện thuốc 5 năm. Và có những ngày đối với cá nhân tôi, tôi cảm giác như, tôi không thể làm được điều này. Tôi không muốn làm người lớn bữa nay. Và có những ngày tôi yêu bản thân mình, nhận ra mình đang ở đâu và đây là mức năng lượng của tôi. Tôi chỉ không thể lên được ngay bây giờ. Và điều đó ổn thôi.
Cassandra Kinchella

Nếu câu chuyện này gây lo ngại cho bạn hoặc ai đó bạn biết, bạn có thể gọi Lifeline 13 11 14.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ hay 

Share