Chỉ số 'khối cơ thể' BMI đã quá lỗi thời để đo lường sức khỏe

GERMANY-SOCCER-HEALTH-OBESITY-OVERWEIGHT LEAGUE

Players of the 'Teutonia Vikings' football team celebrate a goal during their match against the team of 'Pfundskerle Menden' of the '1st Overweight Football League NRW' in Waltrop, western Germany, on May 15, 2023. The '1st Overweight Football League NRW', which comprises six teams and whose members are all overweight, started operations in April 2023. The model comes from England, where this league has existed for several years. The rules include that a player's body mass index (BMI) is at least 31 and that all teams are affiliated with a local soccer club. (Photo by Ina FASSBENDER / AFP) (Photo by INA FASSBENDER/AFP via Getty Images) Source: AFP / INA FASSBENDER/AFP via Getty Images

Công cụ này đã được sử dụng trong hơn 50 năm để đo lượng mỡ cơ thể, nhưng một nhóm chuyên gia toàn cầu đang đề xuất các định nghĩa mới về béo phì, cân nhắc các khía cạnh mà lượng mỡ thừa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của một cá nhân.


Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng tính toán chỉ số BMI hoặc được bác sĩ gia đình kiểm tra.

Chỉ số khối cơ thể BMI, được thiết kế để đo lượng mỡ cơ thể, được tính bằng công thức lấy cân nặng của một người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao của họ.

Viện Y tế và Phúc lợi Úc (AIHW) cho biết chỉ số này không đo lường sự phân bố mỡ trên cơ thể hoặc phản ánh cùng mức độ thừa cân ở những người khác nhau.

Hiện nay, các chuyên gia đang đặt câu hỏi về độ chính xác và mức độ hữu ích của BMI trong việc đánh giá sức khỏe cá nhân.

Sarah Cox, sống tại Queensland, cho biết bác sĩ của cô từng khuyên cô giảm cân vì BMI của cô quá cao.

"Tôi đang sống khá thoải mái, chỉ có một vài vấn đề tinh thần mà ai cũng có thể gặp phải, nhưng tôi hoàn toàn không có vấn đề sức khỏe thể chất nào. Bác sĩ kê thuốc giảm cân rất mạnh, đồng thời giới thiệu tôi đến một chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia thể dục. Chuyên gia dinh dưỡng đã áp dụng một chế độ ăn ít calo, kết hợp với thuốc giảm cân, dẫn đến việc tôi ngay lập tức mắc chứng rối loạn ăn uống."

Cô gái 35 tuổi này cho biết cô chỉ đến khám tổng quát sau một ca phẫu thuật mũi, nhưng bác sĩ lại tập trung phần lớn buổi khám vào việc giảm cân, mặc dù cô cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.

Sarah nói rằng bác sĩ của cô không tiến hành xét nghiệm máu hoặc các kiểm tra sức khỏe khác trước khi kê thuốc giảm cân và giới thiệu cô đến chuyên gia dinh dưỡng.

Cuộc hẹn này vào năm 2018 đã khởi đầu hco cuộc chiến của Sarah với chứng chán ăn tâm thần trong suốt hai năm rưỡi.

"Trên thực tế, kế hoạch của họ, được thực hiện nhằm mục đích giảm chỉ số BMI của tôi, việc này khiến tôi không khỏe mạnh, khiến tôi bị bệnh, bắt đầu chuỗi hai năm rưỡi nằm viện và suýt mất mạng. Tất cả chỉ vì một bác sĩ cho rằng việc giảm BMI của tôi là cần thiết, mặc dù mọi thứ khác đều khỏe mạnh."

Chỉ số BMI (Body Mass Index) đã được sử dụng hơn 50 năm như một phương pháp để xác định sức khỏe của một cá nhân, đặc biệt liên quan đến việc tăng cân và béo phì. Tuy nhiên, một nhóm chuyên gia từ Úc và nhiều nơi trên thế giới hiện đang đặt câu hỏi về sự phụ thuộc vào chỉ số này.

Giáo sư John Dixon từ Viện Nghiên cứu Y tế Iverson của Đại học Swinburne là một trong những tác giả của báo cáo được thực hiện bởi các thành viên Ủy ban Toàn cầu về Béo phì Lâm sàng thuộc tạp chí The Lancet.

Vậy chỉ số BMI là gì?

"BMI đơn giản là cân nặng cơ thể của chúng ta được điều chỉnh theo chiều cao. Đây thực sự là cách rất tốt để đánh giá lượng mỡ cơ thể cho phần lớn mọi người. Nhưng nó không cho chúng ta biết mỡ được lưu trữ ở đâu, hay mỡ đã lan tới các cơ quan khác như gan, tụy, tim, và cũng không cho biết các bệnh tật liên quan."

Một người có chỉ số BMI trên 30 được coi là "béo phì," thường được xem là không khỏe mạnh.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, có thể có người nằm trong phạm vi này nhưng mắc nhiều vấn đề sức khỏe, trong khi một người khác bị phân loại là béo phì vẫn có sức khỏe tổng thể tốt.

Báo cáo đề xuất cần có sự phân biệt rõ ràng giữa béo phì tiền lâm sàng và béo phì lâm sàng để đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp hơn cho bệnh nhân.

Giáo sư Wendy Brown, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tại Đại học Monash, cũng là một trong các tác giả của báo cáo.
Chúng tôi đang nói về béo phì tiền lâm sàng, tức là những người mang thêm mỡ thừa, nhưng nó chưa ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng hoạt động hay cảm giác khỏe mạnh của họ tại thời điểm này. Còn béo phì lâm sàng là khi mỡ thừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ví dụ như phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim, hoặc tác động đến cảm giác khỏe mạnh của họ.
Giáo sư Wendy Brown
Nhóm 58 chuyên gia, bao gồm Giáo sư Brown, đề xuất bổ sung các phương pháp đo khác như đo vòng eo, vòng hông, chụp X-quang và phân tích thành phần cơ thể để thay thế cho việc chỉ dựa vào chỉ số BMI.

"Nếu bạn là một vận động viên nặng 100 kg với cơ bắp rắn chắc, chỉ số BMI của bạn có thể vượt 30, nhưng rõ ràng bạn là người khỏe mạnh vì cơ thể săn chắc, năng động. Nhưng nếu BMI của bạn là 30 chủ yếu do mỡ, đặc biệt là mỡ quanh vùng bụng hoặc tim, thì đó là tình trạng không khỏe mạnh."

Việc sử dụng BMI cũng gây hạn chế trong tiếp cận chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Chỉ số ban đầu được xây dựng dựa trên một người đàn ông da trắng châu Âu điển hình.

Một số chuyên gia cho rằng các ngưỡng BMI khác nhau được điều chỉnh theo các nhóm sắc tộc cũng có sai sót.

Tiến sĩ Fiona Willer, chuyên gia dinh dưỡng và giảng viên dinh dưỡng tại Đại học Công nghệ Queensland, chia sẻ:

"Không phải ai cũng là một người đàn ông da trắng mảnh khảnh, điều này tạo ra những lỗ hổng trong hệ thống, những lỗ hổng đó lại chồng lên một công cụ đo lường vốn đã không hoàn thiện. Các ngưỡng BMI thực tế mang tính ngẫu nhiên, thường là những con số tròn dễ nhớ, nhưng cơ thể con người không hoạt động theo những con số tròn này, liên quan đến rủi ro sức khỏe. Việc sử dụng BMI đã có vấn đề, và các ngưỡng BMI lại càng sai lệch."

Tiến sĩ Willer cho rằng việc sử dụng BMI và đo lường cân nặng đặc biệt gây vấn đề với những người mắc rối loạn ăn uống.

Đây cũng là quan điểm của tổ chức từ thiện Butterfly Foundation, tổ chức từng mô tả BMI là một công cụ lỗi thời.

"Điều này tạo ra một môi trường đầy rẫy khó khăn cho những người mắc rối loạn ăn uống, vốn xảy ra ở mọi phạm vi cân nặng. Nhưng họ thường bị ngó lơ. Những người này có thể đang bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, nhưng tất cả các chuyên gia sức khỏe và những người xung quanh lại khen ngợi nỗ lực ăn kiêng của họ."

Trên thực tế, bà tin rằng chỉ số BMI và nhãn mác béo phì nên được loại bỏ hoàn toàn trong thực hành y khoa.

"Đây là một công cụ tệ hại, thực tế, kích thước cơ thể lớn hơn có thể đi kèm với nhiều yếu tố khác nhau, nhưng việc nói rằng A cộng B bằng C thì không chính xác. Cân nặng cơ thể không nhất thiết là nguyên nhân của vấn đề.

Chúng ta cần chẩn đoán dựa trên tình trạng của người bệnh. Nếu họ bị đau đầu gối, hãy điều trị đầu gối đó, chứ không phải gửi họ về nhà với lời khuyên giảm cân thay vì giảm cơn đau."

Lexii Marquardt, 56 tuổi, đã phải chịu đựng sự xấu hổ liên quan đến cân nặng của mình suốt cả đời.

"Tôi đã bị coi là thừa cân, béo phì, mập mạp. Tôi nghĩ điều này chắc chắn ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm thần của tôi. Thực tế, tôi được chẩn đoán mắc rối loạn lưỡng cực, nhưng nó đã bộc lộ từ rất sớm qua những giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng."

Bà Marquardt cho biết bà đã chơi quần vợt thi đấu trong hơn 40 năm, và kích thước cơ thể không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bà.

Bà hy vọng các định nghĩa mới về béo phì mà ủy ban đề xuất có thể giúp giảm bớt sự kỳ thị đối với những người có thân hình lớn hơn.

"Nếu chẩn đoán béo phì tiền lâm sàng trở nên phù hợp, thì bạn có thể ngăn chặn một số người chuyển từ giai đoạn này sang béo phì lâm sàng vì họ không còn sợ việc tìm kiếm sự trợ giúp, không còn sợ bị phán xét hay những định kiến về một người có thân hình lớn bị coi là thừa cân."

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share