Liên Hiệp Quốc cho biết cuộc chiến ở Ukraine đã buộc 14 triệu người dân nước nầy phải rời bỏ nhà cửa và gây ra ‘đau khổ vô biên cho con người’, đặc biệt là đối với trẻ em.
Bà Joyce Msuya là Phụ Tá Ông Tổng Thư Ký, phụ trách các vấn đề nhân đạo.
“Có 14 triệu người Ukraine đã buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ, trong đó 8 triệu người phải di tản trong nước".
"227 tổ chức, phần lớn là các tổ chức phi chính phủ, đã hỗ trợ nhân đạo cho hơn 5,4 triệu người, trong đó có nhiều người ở miền đông và sự gia tăng với quy mô này là chưa từng có”, Joyce Msuya.
Còn ông Omar Abdi thuộc tổ chức UNICEF cho biết, 15 trong số 89 trường học mà tổ chức nầy hỗ trợ ở đông bộ Ukraine, đã bị thiệt hại hay phá hủy còn hàng trăm trường khác trên khắp nước đã bị trúng đạn pháo kích.
Ông nói rằng, trẻ em trong số những người bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến.
“Chỉ trong tháng rồi, Liên Hiệp Quốc đã xác minh có gần một trăm trẻ em thiệt mạng, nhưng chúng tôi tin rằng con số thực tế cao hơn đáng kể".
"Nhiều trẻ em bị thương hơn và đối diện với sự vi phạm nghiêm trọng các quyền của các em".
"Hàng triệu trẻ em khác đã phải di dời, trường học tiếp tục bị tấn công và sử dụng cho các mục đích quân sự".
"Trong khi đó cơ sở hạ tầng cấp nước và vệ sinh, bị ảnh hưởng".
"Cuộc chiến ở Ukraine, cũng giống như mọi cuộc chiến khác, là một cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em”, Omar Abdi.
Trong khi đó, Phần Lan cho biết họ sẽ nộp đơn gia nhập NATO ‘ngay lập tức’, với Thụy Điển sẽ làm theo, vì cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có vẻ sẽ dẫn đến việc mở rộng liên minh quân sự Tây phương, mà ông Vladimir Putin muốn ngăn chặn.
Việc hai nước Bắc Âu quyết định từ bỏ thái độ trung lập, mà họ duy trì trong suốt Chiến tranh Lạnh, sẽ là một trong những thay đổi lớn nhất đối với an ninh châu Âu trong nhiều thập niên.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết, nước nầy đang ở trong tình thế khó khăn.
“Tất nhiên bây giờ chúng ta đang ở một thời điểm khó khăn, vì cuộc tấn công của Nga chống lại Ukraine và tôi hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ có hòa bình, rồi chúng ta cũng có một láng giềng hòa bình và hợp tác vẫn tiếp tục bình thường, thế nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó".
"Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là giữ cho biên giới hòa bình và các cơ quan chức năng của chúng tôi đang làm việc ở biên giới, canh gác biên giới và hiện tại mọi thứ đều bình yên”, Pekka Haavisto.
Trong khi đó Moscow gọi thông báo của Phần Lan là mối đe dọa trực tiếp đối với Nga, đồng thời đe dọa trả đũa, bao gồm các biện pháp ‘kỹ thuật quân sự’ không được xác định.
Ngoại Trưởng Phần Lan nói rằng, nước nầy không mong đợi bất kỳ nỗ lực nào của Nga sẽ làm gián đoạn tiến trình gia nhập NATO của họ, nhưng đang chuẩn bị ‘cho các mối đe dọa’.
“Tất nhiên chúng tôi chuẩn bị trong những thời điểm này cho mọi thứ như các mối đe dọa quân sự truyền thống, vi phạm không phận, vi phạm không gian hàng hải, v.v".
"Nhưng cũng không kém đối với các mối đe dọa trên mạng và hỗn hợp, vốn rất phổ biến ngày nay".
"Chúng tôi không mong đợi bất cứ điều gì, nhưng chuẩn bị cho tất cả các loại mối đe dọa”, Pekka Haavisto.
Được biết trong thời Chiến tranh Lạnh, Phần Lan đứng ngoài NATO để tránh khiêu khích Liên Xô, thay vào đó chọn giữ vai trò vùng đệm trung lập giữa Đông và Tây, trong khi duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Moscow và cả với Hoa Kỳ.
Thư ký báo chí sắp mãn nhiệm của Tòa Bạch Ốc là bà Jen Psaki cho biết, không có ý định gây hấn với Nga trong việc cho phép Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.
“NATO là một liên minh phòng thủ, nó không phải là một liên minh tấn công".
"Chẳng có ý định gây hấn nào từ NATO, từ Hoa Kỳ, từ Phần Lan hay Thụy Điển, rõ ràng là họ có thể tự nói với mình, với Nga".
"Thế nhưng một lần nữa, Tổng thống Putin là người đã gây ra điều này".
"Hãy nhìn vào gương, tôi nghĩ rằng đó có lẽ cũng là lý do khiến những gì bạn từng coi là sự ủng hộ của công chúng, đối với việc gia nhập NATO cũng gia tăng ở các nước này”, Jen Psaki.
“Các khu vực Kyiv, Chernihiv, Sumy, Kharkiv từng bị Nga chiếm đóng vào cuối tháng Hai và tháng Ba, đã trải qua những vụ vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất trên lục địa Âu châu, trong nhiều thập niên qua”, Emine Dzhaparova.
Việc này diễn ra khi Nga phải chịu một bước lùi lớn khác, với việc các lực lượng Ukraine đẩy quân xâm lược ra khỏi khu vực chung quanh Kharkiv, được xem là cuộc tiến quân nhanh nhất của Ukraine, kể từ khi buộc Nga phải rút khỏi thủ đô và phía đông bắc, hơn một tháng trước.
Tuy nhiên phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine là ông Oleksandr Motuzyanyk nói rằng, các lực lượng Nga đang tập hợp lại gần Kharkiv, để ngăn chặn bước tiến của quân đội Ukraine về phía biên giới.
“Gần Kharkiv, các đơn vị của quân đội Nga đang tập hợp lại, để ngăn chặn bước tiến tiếp tục của các lực lượng của chúng tôi về phía biên giới quốc gia của Ukraine".
"Vì vậy, những kẻ xâm lược tiếp tục pháo kích vào lực lượng của chúng tôi, để tiêu diệt nhân viên, vũ khí và thiết bị quân sự của chúng tôi”, Oleksandr Motuzyanyk.
Trong khi đó tại thành phố cảng phía nam Mariupol, nơi từng chứng kiến một số tàn phá tồi tệ nhất của cuộc chiến, ông Motuzyanyk cho biết quân đội Nga vẫn đang tập trung, nhằm ngăn chặn quân đội Ukraine khỏi khu vực nhà máy Azovstal
“Liên quan đến Mariupol, những nỗ lực chính của quân chiếm đóng vẫn tập trung vào việc ngăn chặn các đơn vị của chúng tôi, trong khu vực nhà máy Azovstal".
"Người Nga tiếp tục tiến hành các cuộc không kích, bao gồm cả việc sử dụng máy bay Tupolev Tu-22M3 và pháo kích vào thành phố”, Oleksandr Motuzyanyk.
Trong khi đó các viên chức cho biết trong những tuần gần đây, khoảng 100 ngàn cư dân vẫn có thể bị mắc kẹt ở Mariupol, nơi có dân số trước chiến tranh hơn 400 ngàn người.
Tại Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết, thành lập một cuộc điều tra về các tội ác chiến tranh có thể xảy ra của quân đội Nga ở khu vực Kyiv và hơn thế nữa trước khi họ bị đẩy lui vào cuối tháng 3, một hành động mà Nga cho rằng có tính chất chính trị.
Còn Ukraine cáo buộc các lực lượng của Nga phải chịu trách nhiệm về ‘những vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất trên lục địa Âu châu trong nhiều thập niên”.
Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine, bà Emine Dzhaparova tuyên bố trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
“Các khu vực Kyiv, Chernihiv, Sumy, Kharkiv từng bị Nga chiếm đóng vào cuối tháng Hai và tháng Ba, đã trải qua những vụ vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất trên lục địa Âu châu, trong nhiều thập niên qua”, Emine Dzhaparova.
Được biết Nghị quyết do Ukraine đưa ra và được hơn 50 quốc gia khác ủng hộ yêu cầu thành lập một Ủy ban Điều tra mới, để điều tra các sự kiện tại các khu vực chung quanh Kyiv, mà quân đội Nga tạm thời chiếm giữ.
Nga đã bị Hội đồng Bảo an gồm 47 thành viên, đình chỉ tư cách vào tháng trước vì các cáo buộc vi phạm ở Ukraine, mặc dù Moscow tuyên bố họ đã từ bỏ Hội Đồng Nhân Quyền.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại