Người Thụy Sĩ đã cố gắng đứng ngoài cả hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng cuộc chiến này đang thử thách niềm tin vào sự trung lập của người Thụy Sĩ.
Thực ra Thụy Sĩ chọn con đường trung lập là thực dụng hơn là lý tưởng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thuỵ Sĩ huy động tất cả những người đàn ông mạnh khoẻ để bảo vệ biên giới của mình. Nhưng Thuỵ Sĩ cũng đã cất giữ vàng của Đức Quốc xã cướp được và ký một thỏa thuận bí mật để chiến đấu với người Pháp nếu cần.
Ngày nay, trung lập có nghĩa là không có chiến tranh nước ngoài, và không có NATO. Vũ khí của Thụy Sĩ không được xuất khẩu sang các nước có chiến tranh.
Sách lược vũ trang trung lập này nhận được sự ủng hộ rộng khắp, nhưng theo nhà khoa học chính trị Stefanie Walter từ Đại học Zurich, việc Nga xâm lược Ukraine đang buộc Thuỵ Sĩ phải suy nghĩ lại.
"Có một nhận thức rằng Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ nằm giữa các quốc gia châu Âu và sự trung lập đến từ thời kỳ có rất nhiều cuộc xung đột xung quanh Thụy Sĩ giữa các quốc gia. Bây giờ những gì chúng ta đang thấy là các quốc gia châu Âu đang gặp xung đột với các cường quốc bên ngoài, đó là một trò chơi hoàn toàn khác đúng không? Làm thế nào bạn có thể trung lập khi tất cả những người hàng xóm của bạn đang chiến đấu vì bạn?"
Khi Nga tấn công Ukraine, hàng chục nghìn công dân Thụy Sĩ đã xuống đường lên án cuộc xâm lược. Chính phủ đã gây xôn xao khi áp dụng tất cả các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu, nhưng vũ khí tài chính của Thuỵ Sĩ đã đủ chưa?
Sanija Ameti của phong trào chính trị Chiến dịch Libero đã bắt đầu nghĩ điều mà trước đây, đối với Thụy Sĩ, là không thể tưởng tượng được.
"Theo một cách nào đó, chúng ta cũng là mục tiêu của cuộc chiến này của Putin, bởi vì chúng ta là một nước dân chủ tự do. Và sau đó chúng ta phải tự hỏi mình, liệu có đúng khi không xuất khẩu vũ khí cho một quốc gia cũng đang tham chiến, một cuộc chiến mà chúng ta cũng là mục tiêu? "
Bên trong quốc hội Thụy Sĩ, cuộc tranh luận đã bắt đầu và rất gay gắt. Bên cánh hữu, thành viên Đảng Nhân dân Thụy Sĩ Wernher Saltzmann không muốn có bất kỳ thay đổi nào.
"Tôi từ chối xuất khẩu vũ khí. Hoàn toàn có thể. Điều đó sẽ vi phạm luật trung lập của chúng ta và tôi không thể ủng hộ điều đó."
Ở cánh trung dung, Andrea Gmür-Schönenberger cho rằng một thỏa thuận phòng thủ với NATO có thể hữu ích.
"Tôi có thể hình dung các cuộc tập trận quân sự cùng với NATO, huấn luyện với NATO. Tôi có thể tưởng tượng tất cả chúng ta cùng làm việc để củng cố phòng không."
Nhưng ở cánh tả, nhà dân chủ xã hội Cédric Wermuth nhận thấy các mối quan hệ đối tác khác nhau:
"Chúng ta nên hợp tác chặt chẽ hơn với Liên minh châu Âu để củng cố luật pháp quốc tế và Liên hợp quốc. Nhưng gia nhập NATO bằng cửa sau không phải là giải pháp cho một quốc gia trung lập nhỏ."
Không ai biết cuộc tranh luận này sẽ kết thúc ở đâu. Nhưng phóng viên chính trị Markus Haefliger tin rằng Thụy Sĩ hiện đã bắt đầu một hành trình có thể khiến nước này rời khỏi lập trường trung lập truyền thống.
"Thụy Sĩ rõ ràng là một phần của thế giới phương Tây. Khi nói đến các giá trị của nó, nền kinh tế, truyền thống của nó, mọi thứ. Câu hỏi lớn là, nếu chúng ta vẫn có thể trung lập theo nghĩa truyền thống trong thế giới mới này hay không, hay một lựa chọn gì khác? Chúng ta nên tranh luận về điều đó và tôi thực sự chắc chắn rằng sự trung lập của Thụy Sĩ rồi sẽ đi thay đổi khác với trước đây, nhưng tôi vẫn chưa chắc chính xác là cái gì."