Saurav đã làm công việc lau dọn vệ sinh tại các công sở ở Sydney trong hai năm qua. Tính chất công việc này cho phép một du học sinh từ Nepal như anh có thể vừa làm vừa học. Thế nhưng những thay đổi của chính phủ đã buộc chàng sinh viên 22 tuổi phải tìm công việc khác.
“Nhiều người bạn của tôi đã chuyển từ laudọn sang làmbếp, bởi vì làm bếp có giờ giấc linh hoạt hơn và thu nhập khá hơn”- Saurav cho biết.
Trước đại dịch, du học sinh chỉ được phép đi làm thêm 20h / tuần.
Nhưng khi biên giới đóng cửa và các doanh nghiệp thiếu lao động trầm trọng, các quy tắc đã được nới lỏng. Theo đó, sinh viên được phép làm việc không giới hạn giờ trong lãnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người già, chăm sóc người khuyết tật và chăm sóc trẻ em.
Vào tháng 5, chính phủ đã mở rộng danh sách, bao gồm thêm lãnh vực du lịch và khách sạn.
Nhưng ngành công nghiệp lau dọn vệ sinh vẫn nằm ngoài danh sách.
Lisa Macqueen, từ công ty vệ sinh Cleancorp, nói rằng quyết định đó đã gây ra tác động lớn.
“Họ chỉ có thể làm việc 20 giờ trong ngành lau dọn vệ sinh, nhưng họ có thể làm việc đến 100 giờ hoặc nhiềuhơn trong ngànhdu lịch và khách sạn, nếu họ muốn. Đó là một tin tốtcho những ngành du lịch và khách sạn, nhưng nó lại ảnh hưởng đến ngành công nghiệp vệ sinh.”
Là một trong những nhà tuyển dụng sinh viên quốc tế lớn nhất của Úc, ngành công nghiệp vệ sinh thu hút ít nhất 30% lực lượng lao động.
Cleancorp cho biết 20% nhân sự của họ đã bỏ sang các lãnh vực khác và họ cảnh báo những thay đổi này sẽ khiến các khách sạn và văn phòng dễ bị bùng phát COVID.
“Đây là ngành giúp cho nước Úc được an toàn COVID. Chúng ta sẽ thấy sự thiếu hụt đáng kể những người có thể thực hiện các dịch vụ vệ sinh, và nếu có một đợt bùng phát COVID nữa, thì đó thực sự là mối quan tâm lớn đối với rất nhiều người trong ngành này.”
Anthony Byrne từ Nghiệp đoàn lao động nói rằng đó là một mối quan tâm thực sự.
“Nếu không có nhân viên lau dọn thì mọi người sẽ không thể đến văn phòng làm việc, không thể vào các tòa nhà cho đến nơi làm việc được sạch sẽ và an toàn.”
Giống như những người làm việc trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và chăm sóc người già, những người lau dọn đã được coi là nhân viên tuyến đầu trong thời kỳ đại dịch và họ rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước, nhưng ngành công nghiệp vệ sinh đã bị lãng quên dưới những thay đổi của chính phủ.
Ông Byrne nói rằng đó là một lực lượng lao động thường bị bỏ qua.
“Họ là một lực lượng lao động thiết yếu nhưng lại thường bị bỏ quên. Trong khi chúng tôi ở nhà thì họ đang lau dọn sạch sẽ nơi làm việc của chúng tôi.”
Ông Byrne đang kêu gọi chính phủ xem xét lại chính sách:
“Chúng tôi đang kêu gọi chính phủ đưa ngành công nghiệp vệ sinh vào danh sách các ngành được nâng giới hạn giờ làm việc, vì đó là một ngành thiết yếu tại thời điểm này. Chúng ta cần nơi làm việc an toàn, sạch sẽ và chúng ta cần những người có thể cung cấp điều đó cho chúng ta.”
Người phát ngôn của Bộ Nội vụ nói với SBS News: “Chính phủ có thể đưa ra các quyết định khác liên quan đến việc miễn giới hạn giờ làm việc đối với các lãnh vực khác cho những người giữ visa du học, có tính đến tình trạng thiếu lao động, chuyển việc làm và các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn tình trạng bóc lột người lao động”.
Điều đó mang lại một số hy vọng cho ngành lau dọn vệ sinh và lực lượng lao động của ngành này.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại