Ngôi sao “Kẻ hủy diệt” tổ chức hội nghị thượng đỉnh thế giới về khí hậu

Arnold Schwarzenegger, Founder of the Austrian World Summit, talks on stage about climate change action in Vienna, Austria.

Arnold Schwarzenegger, Founder of the Austrian World Summit" talks on stage about his dreams and actions to fight the climate crisis. Source: AAP

Một trong những hội nghị về khí hậu lớn nhất trên thế giới vừa diễn ra tại Áo, do diễn viên nổi tiếng đóng vai "Kẻ hủy diệt" chủ trì. Ông Arnold Schwarzenegger đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới ngừng giả vờ và có hành động nghiêm túc về biến đổi khí hậu.


Hội nghị thượng đỉnh thế giới thường niên lần thứ năm tại Áo tập trung vào hy vọng - nhưng nghiêm túc về những tác động mà biến đổi khí hậu đang gây ra trên trái đất.

Ông Arnold Schwarzenegger, cựu thống đốc California và cũng là một diễn viên, là người tổ chức sự kiện này.

Trong bài phát biểu mở đầu, ông Schwarzenegger đặt trách nhiệm hành động lên những người nắm quyền. 

"Chúng tôi cần người dân tạo áp lực lên các nhà lãnh đạo được bầu, các chính trị gia của chúng tôi, để thay đổi hiện trạng và tiến tới thay đổi sâu rộng. Bởi vì tôi nhìn thấy các nhà lãnh đạo được bầu ở khắp nơi trên thế giới đều chẳng hành động gì. Một số chính trị gia nói với tôi rằng họ không muốn thực hiện bất kỳ thay đổi nào về môi trường bởi vì họ nghĩ rằng mọi người chưa hoàn toàn sẵn sàng. Nhưng tất cả chúng ta đều biết, đó là sự bẩn thỉu."

Nhà hoạt động khí hậu trẻ người Thụy Điển Greta Thunberg phát biểu nhẹ nhàng hơn một chút, nhưng với cùng một thông điệp.

Cô đặc biệt chỉ trích hội nghị thượng đỉnh gần đây của Nhóm 7 quốc gia giàu có nhất, cáo buộc họ chỉ đưa ra "những lời hoa mỹ".

"G7 là một ví dụ, đang chi nhiều tỷ đồng cho nhiên liệu hóa thạch và cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch hơn là cho năng lượng sạch. Họ bù đắp bằng những lời hoa mỹ và hứa rằng aiđó trong tương lai sẽ bằng cách nào đó khắc phục hành động của họ và làm cho không còn khí thải. Và khi những lời nói suông là không đủ, khi các cuộc biểu tình quá lớn, họsẽ phản ứng bằng cách biến các cuộc biểu tình trở thành bất hợp pháp."

Các nhà lãnh đạo nhóm G7 hồi tháng 6 đã đồng ý đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Họ gọi đó là "cuộc cách mạng xanh", sẽ hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030.

Tuy nhiên, nếu nhóm không thực hiện được lời hứa thì đây sẽ không phải là lần đầu tiên.

Năm 2009, các nước phát triển đồng ý đóng góp hơn 100 tỷ đô la trong mỗi năm tài chính cho các nước nghèo hơn. Nhưng mục tiêu không đạt được, một phần do đại dịch COVID-19.

Việc thực hiện các kế hoạch mới vẫn còn thiếu chi tiết, trong khi Thunberg nói rằng thế giới ngày càng mất kiên nhẫn.
"Và trong thời gian này, ngày càng có nhiều người trên khắp thế giới nhận thức rõ cuộc khủng hoảng khí hậu và sinh thái, gây áp lực ngày càng lớn lên những người nắm quyền. Cuối cùng áp lực dư luận quá lớn và họ bị cả thế giới để mắt đến, nên họ bắt đầu hành động. Không phải hành động vì khí hậu, mà là nhập vai trong trò chơi chính trị, chơi chữ và đùa giỡn với tương lai của chúng ta."
Người từng đóng vai nhân vật phản diện trong phim hành động và sau đó trở thành chính trị gia, hiện là nhà hoạt động khí hậu, ông Arnold Schwarzenegger đã thành lập Hội nghị thượng đỉnh thế giới ở Áo cách đây 5 năm thông qua Sáng kiến khí hậu mang tên ông.

Ông cho rằng mọi người cần sự khích lệ chứ không phải là sự đe dọa và tuyệt vọng.

"Và công chúng nghe thấy gì? Các tảng băng trôi đang tan chảy, những khu rừng nhiệt đới đang cháy, các rạn san hô đang chết dần, gấu Bắc Cực đang chết đói, các thành phố của chúng ta sẽ bị ngập lụt, các trang trại sẽ khô hạn và các đường bờ biển của chúng ta sẽ bị xóa sổ.

Các đại diện từ gã khổng lồ công nghệ Apple và nhà sản xuất ô tô Ford cũng phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh, nêu tham vọng của họ đối với các hoạt động không phát thải carbon.

Lisa Jackson, giám đốc về phát triển bền vững của Apple cho biết công ty muốn duy trì hoạt động sản xuất của mình nhưng không phải trả giá bằng tương lai.

"Tôi báo cáo với Giám đốc điều hành Tim Cooke của chúng tôi, tôi tư vấn cho ông ấy về cách đạt được các mục tiêu về môi trường của chúng tôi. Chúng tôi có một lộ trình cho sản phẩm môi trường, nghiêm túc tuân thủ lộ trình cho phiên bản iPhone tiếp theo hoặc sự đổi mới lớn tiếp theo của chúng tôi.

Bà Jackson cũng là cựu lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) tại Hoa Kỳ nói rằng kinh nghiệm của khu vực công có rất nhiều điều để môi trường thương mại học hỏi.

"Vâng, sản phẩm của chúng tôi quan trọng, nhưng chúng tôi cũng phải làm theo cách không hy sinh tương lai của con cái chúng tôi, và cũng không đánh mất sự thịnh vượng. Chúng ta phải giải quyết sự bất bình đẳng lớn đó là ô nhiễm. Trẻ em lớn lên không có khả năng khỏe mạnh. Đó là mộtbất công mà khôngai trong chúng ta mongmuốn. Tôi đã từng làm lãnh đạo tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường, và bây giờ với tư cách là một lãnh đạo doanh nghiệp, tôi có thể giúp đỡ các đồng nghiệp ởcác lĩnh vực khác trong hành trình tới tương lai."

Gây áp lực lên lĩnh vực thương mại và áp lực lên các chính trị gia, nhưng thông điệp chính khác của hội nghị thượng đỉnh là cải thiện phương tiện giao tiếp khí hậu với người dân hàng ngày.

Ông Schwarzenegger nói thay vì hứa tất cả mọi thứ cùng một lúc, các chính phủ cần tập trung giải quyết từng vấn đề một. 

"Tôi đã học được một điều rất quan trọng trong những ngày đầutập thể hình của mình. Đó là bạn chỉ có thể tập trung vào một thứ tại một thời điểm. Tôi sẽ tập bắp tay, rồi đến cơ tam đầu, rồi cơ ngực, sau đó tôi sẽ tập các cơ khác nhau vào những ngày khác nhau. Tôi không bao giờ có thể làm tất cả cùng một lúc. Nhưng đó lạilà những gì chúng ta đang làm trong phong trào môi trường, chúng ta đang bơm bắp tay, bơm cơ ba đầu ... bơm cơ tứ đầu. Vấn đề là chúng ta không thểtự tung tự tác, mà chúng ta phải hành động vì công chúng. Chúng ta cần phải có một mục tiêu."

Share